Nghiên cứu mới của nhóm khoa học người Anh chỉ ra rằng, việc tiêm chủng cho những người đã nhiễm bệnh trước đó có thể giúp giảm gánh nặng của Covid-19 kéo dài đối với sức khỏe cộng đồng, ít nhất là trong vài tháng đầu tiên sau khi tiêm chủng.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của TW, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng.
Dù liều vắc xin thứ tư có thể bảo vệ người trên 60 tuổi khỏi nguy cơ bệnh nặng khi mắc Covid-19 gấp 3 lần so với liều thứ ba nhưng tại một số quốc gia nhóm dân số khỏe mạnh vẫn được khuyến khích không cần thiết tiêm mũi vaccine thứ 4.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả.
Mới đây, Bộ Y tế đã công bố kết quả khảo sát về việc tiêm vaccine Covid-19 trẻ em từ 5-11 tuổi, trong đó 60,6% đồng ý tiêm, 1,9% không đồng ý, 29,1% cân nhắc, 7,6% đồng ý nếu bắt buộc.
Theo nghiên cứu, nguy cơ bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim tăng lên ở những người không được tiêm ngừa vaccine. Phần lớn những người được phân tích đã nhiễm virus trước khi tiêm vaccine Covid-19.
Ngày 3/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, châu Âu có thể sẽ bước vào thời kỳ yên ổn sau hai năm đại dịch Covid-19. Nguyên nhân được cho là nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao, biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa đông lạnh giá sắp kết thúc.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, để đảm bảo khỏe mạnh hoàn toàn, không còn di chứng, tất cả người bệnh Covid-19 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện.
Trong bối cảnh biến chủng Omicron với mức độ lây lan kỷ lục đang dần đảo ngược tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các chính phủ. Các quốc gia Đông Nam Á đang đẩy nhanh tốc độ chiến dịch tiêm vaccine tăng cường.
Bộ Y tế cho biết đang lắng nghe, xem xét đề xuất người tiêm đủ mũi 2 vaccine được "ra đường". Tuy nhiên, những người này vẫn có thể nhiễm và lây bệnh cho người khác. Để đảm bảo an toàn, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm túc 5K theo hướng dẫn.
Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân khu công nghiệp. Cụ thể, Bộ Y tế đã phân bổ Bắc Ninh, Bắc Giang mỗi tỉnh 150.000 liều.
"Bắc Giang phải tập trung thật cao cho tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 cho công nhân, đây là chiến lược dài hơi nhưng dứt điểm càng nhanh càng tốt để đưa sản xuất vào trở lại hoạt động ngay", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế sẽ phân bổ cho Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi tỉnh 150.000 liều vaccine và sẽ hỗ trợ để địa phương hoàn thành tiêm chủng trong vòng 1-2 tuần.
Phó Chủ tịch thành phố đề nghị các Sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, siết chặt công tác phòng chống, dịch bệnh Covid-19 cũng như sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.