Tin tức kinh tế 24h mới nhất, nổi bật nhất ngày 28/10
Nhiệm vụ ghìm giữ lãi suất thực sự là việc khó, thách thức; Tốc độ tăng lương của Việt Nam cao thứ 2 thế giới... là những tin tức kinh tế nổi bật ngày 28/10.
Thống đốc: Nhiệm vụ ghìm giữ lãi suất thực sự là việc khó, thách thức
Giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận chiều ngày 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết bối cảnh năm nay có nhiều khó khăn hơn nhiều so với những đánh giá vào cuối năm 2021, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cao và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao, đồng đôla Mỹ tăng mạnh khiến nhiều đồng tiền khác suy giảm. Những diễn biến như vậy khiến Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đều gặp khó khăn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong nước, diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ được giao nhiều nhiệm vụ, đa mục tiêu.
"Ngay trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, Ngân hàng Nhà nước vẫn được giao nhiệm vụ ghìm giữ lãi suất. Đây thực sự là việc khó khăn, thách thức", bà Hồng nêu.
Cũng theo Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng, trong 9 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt, đồng bộ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, năm nay ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, là yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế đạt mức dự kiến 8% cho cả năm nay..
Nhấn mạnh giải pháp ứng phó với những biến động trong chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, bà cho rằng, phải đánh giá tại từng thời điểm, tại từng giai đoạn để xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, phải cân đối giữa việc ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá tăng cao…
Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% đã được nhiều đại biểu nêu, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số lượng hỗ trợ còn ít, sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác.
Theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành tiến hành đánh giá, khảo sát trong thời gian tới và báo cáo tổng thể với Chính phủ và Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn cung ứng xăng dầu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Công Thương phải có đánh giá chi tiết, cụ thể, phân tích những nguyên nhân dẫn đến cái hiện tượng khan hiếm, rối loạn cung ứng và có những cái giải pháp phù hợp.
Về phía hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu, đồng thời đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng phải đáp ứng cho lĩnh vực kinh doanh này.
Tốc độ tăng lương của Việt Nam cao thứ 2 thế giới
Theo Bloomberg lạm phát cao có thể gây ra sự sụt giảm lớn về tiền lương thực tế (tức mức tăng lương danh nghĩa không đủ bù đắp mức tăng giá do lạm phát cao) trong năm 2023.
Một khảo sát mới đây do công ty tư vấn nhân lực ECA International thực hiện cho thấy, chỉ có 37% quốc gia trên toàn cầu dự đoán tiền lương thực tế sẽ tăng lên trong năm 2023.
Theo báo cáo, châu Á được coi là khu vực có tốc độ tăng lương mạnh nhất. Có 8 trong số 10 quốc gia được dự đoán có mức tăng lương thực tế cao nhất trong năm 2023 nằm ở châu Á. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 2 với 4%, chỉ đứng sau Ấn Độ với mức 4,6%. Trung Quốc đứng thứ 3 với mức tăng lương 3,8% trong năm sau.
Đáng chú ý, trong top 10 nước được dự báo có mức tăng lương cao nhất năm 2023, khu vực Đông Nam Á có 4 thành viên là Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu với 4%, 3 nước còn lại đều dự báo sẽ có mức tăng lương 2,2% trong năm sau.
"Nhìn chung, người lao động tại nhiều nước ASEAN sẽ chứng kiến tiền lương thực tế tăng trong cả năm 2022 và 2023", ông Lee Quane, Giám đốc khu vực châu Á của ECA International, nói và cho thêm người lao động tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ có mức tăng lương cao thứ 2 trong năm nay và kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm sau.
Báo cáo cũng cho thấy, châu Âu có thể là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tiền lương thực tế giảm trung bình 1,5%.
Năm nay, người lao động Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù mức tăng lương danh nghĩa ở Anh đạt trung bình 3,5%, song do lạm phát cao 9,1% nên mức lương thực tế giảm 5,6%. Báo cáo của ECA cho rằng, người lao động Anh sẽ tiếp tục chứng kiến mức lương thực tế giảm thêm 4% nữa trong năm 2023.
Tại Mỹ, mức lương thực tế cũng giảm 4,5% trong năm nay do lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất 40 năm. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, mức lương thực tế trong năm tới sẽ tăng ở mức 1% do kỳ vọng lạm phát sẽ giảm.
Ở chiều ngược lại, 5 nước được dự kiến có mức giảm lương mạnh nhất là Pakistan (-9,9%), Ghana (-11,9%), Turkey (-14,4%), Sri Lanka (-20,5%) và Argentina (-26,1%).
"Khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng 2023 tiếp tục là một năm khó khăn đối với người lao động. Chỉ 1/3 quốc gia mà chúng tôi khảo sát dự kiến tăng tiền lương thực tế, song mức tăng vẫn tốt hơn 22% so với năm nay", ông Lee Quane nói.
ECA ước tính tiền lương thực tế trên toàn cầu trong năm nay giảm ở mức 3,8%.
Khảo sát xu hướng tiền lương của ECA được thu thập thông tin từ hơn 360 công ty đa quốc gia ở 68 quốc gia và thành phố trên toàn cầu.
USD chợ đen chấm dứt chuỗi 10 phiên tăng mạnh
Ngày 28-10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỉ giá trung tâm ở mức 23.693 VND/USD, không thay đổi so với hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỉ giá sàn là 22.508 VND/USD và tỉ giá trần là 24.877 VND/USD.
Tại nhiều ngân hàng, giá đồng USD không tăng song giá bán được các neo ở mức kịch trần. Cụ thể, tại Vietcombank giá mua USD ở mức 24.567 VND/USD và giá bán ra ở mức 24.877 VND/USD. Tại Eximbank niêm yết giá mua – bán USD là 24.680 – 24.875 VND/USD, tăng 10 đồng ở chiều mua và giữ nguyên giá chiều bán so với cuối ngày hôm qua.
Trên thị trường tự do, giá USD lần đầu tiên có phiên giảm sau chuỗi phiên tăng kéo dài tới 10 ngày liên tiếp. Giá mua vào dao động từ 25.180 – 25.186 VND/USD, giá bán ra quanh mức 25.266 – 25.280 VND/USD, giảm từ 40 – 45 đồng mỗi USD so với hôm qua.
Mặc dù giá đồng đôla chợ đen đã ngừng tăng nhưng vẫn giữ khoảng cách khá lớn, hiện đang đắt hơn khoảng 300 đồng so với giá bán tại các ngân hàng thương mại.
Vào ngày 17-10, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giao ngay USD/VND từ mức +/-3% lên +/- 5%. Tiếp đó, giá bán USD giao ngay tại Sở Giao dịch NHNN được nâng lên 24.380 VND/USD và chỉ một tuần sau lại tiếp tục tăng lên 24.870 VND/USD (tương đương mức tăng 7,4% so với cuối năm 2021).
Bên cạnh đó, lãi suất điều hành cũng đã được NHNN điều chỉnh tăng thêm 100 điểm cơ bản lần thứ hai trong vòng một tháng để giảm áp lực đối với tỉ giá trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
Đây là động thái điều chỉnh biên độ lần đầu tiên của NHNN sau gần 10 năm, cũng như là điều chỉnh giá bán tại Sở Giao dịch NHNN lần thứ tư liên tiếp trong vòng một tháng qua nhằm phù hợp với biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỉ giá USD/VND khi đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới.
Tỉ giá bán tại các ngân hàng đã được điều chỉnh tăng khá mạnh sau khi NHNN nới biên độ giao dịch. Tuy nhiên, áp lực vẫn chưa thể hạ nhiệt sớm và tỉ giá bán tại các nhà băng vẫn được niêm yết quanh mức trần, tương đương tiền đồng đã mất giá gần 8,6% so với cuối năm 2021.
SSI cho rằng trong ngắn hạn tỉ giá USD/VND vẫn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi FED thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12.
Lạm phát tại Pháp tăng mạnh nhất kể từ năm 1985
Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan thống kê Insee công bố ngày 28/10, sau khi tăng chậm lại trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát của Pháp trong tháng 10 tăng 6,2% so với năm trước. Thực phẩm một trong những nhóm hàng hóa có mức tăng giá mạnh nhất, gần 12% và điều này khiến nhiều hộ gia đình phải chi phần lớn ngân sách hằng tháng tại các siêu thị.
Trong khi đó, giá năng lượng tăng gần 20% mặc dù Chính phủ Pháp đã có biện pháp can thiệp hỗ trợ hóa đơn chi trả cho người dân để kiềm chế mức lạm phát ở mặt bằng thấp giống như nhiều quốc gia láng giềng châu Âu khác.
Cũng theo báo cáo của Insee, kinh tế Pháp trong 3 tháng từ tháng 7 đến tháng 9/2022 đã tăng 0,2%.
Dữ liệu về kinh tế Pháp được công bố 1 ngày sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này.
Hà Lan