Từ ngày 24/4 đến hết 31/12/2023, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Theo Thông tư 02 mới ban hành, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ 24/4/2023 có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng phải xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng các điều kiện cho vay.
Vấn đề giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, gói hỗ trợ này đang được Chính phủ và các cơ quan liên quan cho ý kiến để tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm sẽ giúp các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức room tín dụng được xem là tín hiệu lạc quan, tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Những sản phẩm chất lượng, đảm bảo nhu cầu ở thực càng được quan tâm mạnh mẽ.
Xu hướng phát triển bền vững hiện nay được nhiều quốc gia lựa chọn là kinh tế xanh. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận rõ điều đó, muốn chuyển đổi sang sản xuất xanh nhưng lại đang thiếu vốn. Nguồn vốn ưu đãi tín dụng xanh còn nhiều khó khăn.
Những tổ chức tín dụng thường xuyên bị cảnh báo đổ vốn vào lĩnh vực rủi ro, tỉ trọng tốc độ tăng trưởng rất lớn vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp... sẽ bị "điểm trừ" trong việc xem xét nới room.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.
Môi trường sống đang dần thay đổi, chịu nhiều ảnh hưởng từ con người và thiên nhiên. Vì thế thúc đẩy công trình xanh đang là mục tiêu được quan tâm hàng đầu.
Tín dụng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững trong những năm gần đây. Vì thế thúc đẩy đầu tư xanh là một kế hoạch chiến lược dài hạn.
Theo báo cáo tháng 6/2022 do Climate Bonds Initiative và Ngân hàng HSBC công bố, tổng giá trị thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh năm 2021 tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến mới trong quá trình hội nhập phát triển. Đáng chú ý hơn cả chính là vấn đề thúc để tín dụng xanh nhằm phát triển kinh tế xanh.