Những tháng đầu năm 2024, dù gặp phải nhiều khó khăn thách thức nhưng tình hình kinh tế – xã hội của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong Báo cáo Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 63 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 1 tháng có gần 31,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa tháng 1 năm 2024 đạt gần 30 tỷ USD tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy tình hình thương mại có sự khởi sắc rõ rệt trong nửa tháng đầu năm.
Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 2,36 tỷ USD. Đáng chú ý, hơn 1 nửa trong số này chảy vào kênh bất động sản.
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022).
Trong năm 2023 cơ quan chức năng đã phát hiện 16.641 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 14.873 vụ với tổng số tiền phạt là 282,1 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm trước.
Trong tháng 11, có 4.510 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 6.598 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 1.443 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, GDP quý III của Việt Nam tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cho thấy xu hướng tích cực tiếp tục được duy trì, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.