Khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh đã được phát hành, tuy nhiên, thị trường phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.
Công ty cổ phần Điện Gia Lai vừa được Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) cấp chứng nhận “Khung Tài chính Xanh” (Green Finance Framework). Đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sở hữu khung tài chính này, mở đường để phát hành trái phiếu xanh.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế tại thị trường trong nước.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới trái phiếu xanh đang được đánh giá là kênh đầu tư thu hút nguồn vốn mới và lớn cho các dự án tăng cường thích nghi, giảm thiểu tác động của môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh.
Theo báo cáo tháng 6/2022 do Climate Bonds Initiative và Ngân hàng HSBC công bố, tổng giá trị thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh năm 2021 tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.
Từ sau năm 2020 đến nay, số lượng các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực xanh tăng nhanh. Đáng chú ý có tới 88% các tổ chức được khảo sát quan tâm tài trợ cho các dự án liên quan đến năng lượng xanh tại Việt Nam.
Xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh với các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu "kép" là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Trái phiếu Xanh cung cấp cho nền kinh tế một công cụ tài chính hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện sang tài chính bền vững và đáp ứng mục tiêu quốc gia cho phát triển bền vững.
Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững đã và đang được coi là phương tiện hữu hiệu huy động vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội nhằm hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp định khí hậu Paris.
Để tiếp cận dòng tài chính xanh cho các dự án phát triển bền vững, việc xây dựng một sàn giao dịch dựa trên công nghệ Blockchain 4.0 dành cho tín chỉ Carbon, chứng chỉ xanh, trái phiếu xanh... đang là một hướng đi mới tại Việt Nam.
Sổ tay “Hướng dẫn trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững” ra đời sẽ góp phần xây dựng thị trường chứng khoán ngày một bền vững hơn thông qua việc phát triển các sản phẩm xanh trên thị trường.
Tại châu Á, Hàn Quốc đã chứng minh hướng tiếp cận cho các chính sách phát triển bền vững của họ là đúng đắn, từ đó, đẩy mạnh tín dụng xanh và hoàn thiện hơn nữa hệ thống tài chính xanh.