Tuần lễ Trưng bày ảnh “Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” lần thứ 5 nhằm mục đích tuyên truyền hình ảnh tươi đẹp của biển, đảo quê hương; những hình ảnh về hoạt động gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo.
Kỷ niệm 36 năm ngày 64 chiến sĩ hải quân tại đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa của Việt Nam hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, ngày 14/3, Ban Liên lạc bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ.
Thay mặt VUSTA, PGS.TS Trương Mạnh Tiến đã bày tỏ lời tri ân đến các chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ trên Nhà giàn DK1 nói riêng và các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Chiều 26/4, tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (tầng 3 Cung Trí thức, số 1 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Lễ kết nạp hội viên mới.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Sáng 21/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Ea H’leo tổ chức Khai mạc Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, tại Nhà văn hóa huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.
Mùa hè năm nay, “Trường Sa xanh” đã huy động được 15.000 cây xanh, trong đó có 10.000 cây phi lao giống, 2.000 cây dừa giống, 3.000 cây keo, bạch đàn và hoa giấy, góp phần đưa màu xanh đất liền vươn khơi và tỏa bóng nơi biển đảo.
Tại những điểm đảo nổi và đảo chìm tại Trường Sa, đường điện quốc gia không thể nối tới, cách duy nhất để có được nguồn cung điện sử dụng cho các chiến sỹ, hộ dân đó là những tấm pin năng lượng mặt trời và tuabin điện gió.
Dưới bàn tay chăm sóc của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân của quần đảo, mỗi mầm xanh lớn lên tươi tốt, không chỉ tạo cảnh quan, bóng mát cho đảo, một số loài cây còn làm thực phẩm thiết yếu.
Phủ trên khắp 21 đảo, điểm đảo/33 điểm đóng quân ngoài quần đảo Trường Sa là hàng ngàn cây xanh đem ra từ đất liền. Hàng ngàn cây xanh ấy không chỉ là những “chiếc ô” thân thương che mát cho những người lính thủy vơi bớt mồ hôi sau giờ lăn lê bò trườn dưới nắng lửa khắc nghiệt, mà còn là biểu tượng của quê hương Việt Nam có mặt ở nơi xa nhất của Tổ quốc.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ như Công an, Công Thương, Giao thông Vận tải... cùng vào cuộc xử lý các xe dán đề can bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với mỗi người làm báo, chỉ cần một lần được tác nghiệp ở Trường Sa là cả đời nhớ mãi bởi đó không chỉ là trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc mà còn là niềm vinh dự, hạnh phúc lớn lao. Khi đến Trường Sa, mỗi nhà báo đều có biết bao cung bậc cảm xúc trước những khó khăn, gian khổ và sự kiên cường của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió.
Sự có mặt của các em thiếu nhi ở quần đảo Trường sa không chỉ khẳng định sự “quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về “ươm mầm lính biển” cho Hải quân Nhân dân Việt Nam ngay mảnh đất xa nhất của Tổ quốc, mà khẳng định với thế giới rằng, quân dân Trường Sa chung sức bảo vệ chủ quyền, ở đâu có bộ đội Hải quân, ở đó thiếu nhi- những thế hệ bảo vệ Trường Sa tương lai.
Được coi là “quần đảo bão tố” sau 45 năm giải phóng (29-4-1975/29-4-2020), xây dựng và phát triển, quần đảo Trường Sa đã trở thành một thị trấn sầm uất với đầy đủ chức năng hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa tâm linh.
Ai chưa một lần đặt chân lên quần đảo Trường Sa hẳn sẽ nghĩ nơi đây chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô. Thế nhưng, giữa mênh mông biển khơi, qua bàn tay, công sức của cán bộ, chiến sỹ Hải quân, các hòn đảo lớn nhỏ của quần đảo Trường Sa nay đã phủ một màu xanh ngát giữa biển trời Tổ quốc.
“Gieo chữ” ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh đã khó khăn bội phần, vậy mà giữa ngàn trùng sóng gió phía đường biên ngoài biển xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, có những thầy giáo vừa dạy chữ, vừa lo cho các em từng bữa ăn giấc ngủ. Đó là những thầy giáo khoác áo lính Hải quân đang ngày đêm thầm lặng cống hiến, hi sinh tuổi thanh xuân của mình để “truyền chữ” cho con em vạn chài giữa nắng gió Trường Sa.