Giảng viên trẻ Huỳnh Ngọc Thái Anh, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Cần Thơ chế tạo thành công máy vớt rác WSCA 2.0 với hơn 70% thành phần cấu tạo được làm từ vật liệu tái chế.
Nhà sản xuất ô tô thương hiệu Thụy Điển, thuộc sở hữu của tập đoàn đến từ Trung Quốc cho biết, họ sẽ không sử dụng da động vật trên tất cả các xe bán ra từ năm 2030 mà sẽ lựa chọn những vật liệu tái chế, thân thiện hơn với môi trường.
Dùng làm phân bón, làm sợi carbon trong sản xuất ô tô, làm nhựa sinh học thân thiện với môi trường hay đơn giản chỉ làm vật liệu xây dựng,... tác dụng và khả năng tái chế "thiên biến vạn hóa" của rơm khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Sử dụng vật liệu tái chế hoặc tái sử dụng vật liệu cũ trong xây dựng chính là xu hướng được rất nhiều kiến trúc sư áp dụng trong thời gian qua. Những vật liệu này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Rác thải biển đang là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), mỗi năm có 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương. Nếu tình trạng này kéo dài, đến năm 2050, rác thải nhựa được dự báo sẽ nhiều hơn so với cá trong các đại dương. Thậm chí, nhiều loại cá sẽ bị chết do nuốt phải các loại rác thải nhựa và không thể tiêu hóa.
Ngắm những ngôi nhà đầy màu sắc, sở hữu nhiều chi tiết ấn tượng, ít ai có thể tin chúng được sáng tạo từ các vật liệu tái chế bị bỏ đi. Vỏ chai, lon bia hay những phế thải ở bãi rác tưởng chừng không còn giá trị, lại trở thành vật liệu xây dựng của những ngôi nhà siêu đẹp này.