Chủ nhật, 24/11/2024 05:02 (GMT+7)
Thứ hai, 02/01/2023 11:30 (GMT+7)

Vì sao Thái Lan lo khi nông dân chuyển sang trồng giống lúa Việt Nam?

Theo dõi KTMT trên

Theo nhiều nông dân tại Thái Lan, giống lúa Việt Nam phù hợp với thói quen canh tác của Thái Lan trong khi lại rẻ và dễ canh tác hơn. Đây cũng là lý do khiến nhiều người dân lựa chọn giống lúa Việt nam để canh tác.

Vì sao Thái Lan lo khi nông dân chuyển sang trồng giống lúa Việt Nam? - Ảnh 1
Thái lan lo ngại khi người dân âm thầm lựa chọn giống lúa Việt để canh tác

Để bảo vệ thương hiệu gạo Thái, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều quy định liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, thời gian qua nhà chức trách Thái Lan đnag phải đau đầu về tình trạng hiện nay nông dân vẫn âm thầm chuyển sang các giống lúa Việt Nam, vốn có chất lượng tốt nhưng giá lại rẻ hơn.

Ông Charoen Laothamatas, chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, thông tin trên tờ Nikkei Asia Review: "Hơn 160.000ha đất tại miền trung Thái Lan đã trở thành nơi trồng lúa Việt Nam. Không ai có thể phân biệt được đâu là giống của Thái, đâu là giống của Việt Nam".

Được biết, Để giữ vững là quốc gia xuất khẩu gao thuộc TOP đầu về số lượng và chất lượng gạo thế giới, Thái Lan có lệnh cấm nhập khẩu một số giống nông sản chính vào nước này. Đối với gạo, nhà chức trách lo ngại việc nông dân trồng giống ngoại lai sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và tính xác thực của thương hiệu gạo Thái mà họ luôn tư hào suốt nhiều năm qua.

Tuy nhiên, nhiều nông dân địa phương vẫn tìm cách đưa gạo nước ngoài về Thái Lan. Ông Srichan Kanta, nông dân 48 tuổi ở tỉnh Nakhonsawan, phía bắc thủ đô Bangkok, nói về lúa Việt Nam: "Đây là giống tốt, dễ trồng và rất khỏe mạnh. Nó có thể chống sâu bệnh, và gạo cũng có kết cấu mềm, đáp ứng được nhu cầu thị trường".

Theo Nikkei, giống lúa Việt Nam trồng ở Thái Lan là giống Jasmine 85, có thể thu hoạch chỉ sau 90 ngày kể từ lúc xuống giống. Chính việc, thời gian thu hoạch ngắn giúp nông dân có thể canh tác nhiều vụ mỗi năm. Tại miền trung Thái Lan, đây là thế mạnh vì có hệ thống thủy lợi tốt giúp canh tác quanh năm.

Trái ngược với giống lúa Việt Nam, giống lúa Thái lại khó gieo trồng hơn vì các giống cao cấp như Hom Mali cần tới 120 ngày mới được thu hoạch và chỉ thích hợp với một số khu vực phía đông bắc Thái Lan do lệ thuộc vào lượng mưa.

Hiện Thái Lan đang tranh cãi về việc nông dân đưa giống lúa ngoại bất hợp pháp vào nước này. Tuy nhiên tình hình này cũng phần nào phản ánh khó khăn của gạo Thái khi cạnh tranh với các giống khác.

Thái Lan là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong hơn ba thập kỷ, nhưng từ năm 2011 đã mất vị trí này vào tay các đối thủ.

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất với khoảng 22 triệu tấn xuất đi trong năm 2022. Thái Lan đang cạnh tranh với Việt Nam ở vị trí thứ hai với mức cung ứng từ 7-7,5 triệu tấn ra thế giới.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI), cạnh tranh với Việt Nam trở nên gay gắt do Thái Lan không thể cung cấp các loại gạo thị trường mong muốn với mức giá phù hợp. Vụ Lúa gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan gặp áp lực khi không phát triển các giống lúa giúp  đáp ứng nhu cầu của nông dân.

Phong Anh

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Thái Lan lo khi nông dân chuyển sang trồng giống lúa Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới