Trình bày báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước nêu ba lý do khiến tăng trưởng tín dụng quay đầu giảm trong tháng 10 khi tính đến hết ngày 29/9 đạt 6,92% nhưng đến ngày 11/10 giảm còn 6,29% và đến ngày 24/10 đạt 6,81%.
"Mặc dù việc hỗ trợ của ngành Ngân hàng khá tốt nhưng hiện nay số lượng các doanh nghiệp không vay được vốn tín dụng vẫn còn tương đối nhiều" - Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Nhà ở xã hội cũng sẽ là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành, là một hạng mục trong nguồn vốn trung, dài hạn của địa phương. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.
Nhiều ngân hàng đã đưa ra biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ giữa và cuối tháng 1. Trong đó, mức lãi suất tối đa tại các nhà băng này đã đồng loạt giảm 0,1-0,5 điểm %.
Sau dịch nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực, lúc này rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Chỉ riêng tín dụng không thể giải quyết được khó khăn thanh khoản nền kinh tế mà phải bằng nhiều biện pháp đồng bộ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết các giải pháp đang hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh; kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển mạnh cả về phạm vi, quy mô và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn bao giờ hết, khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản là bài toán đang cần lời giải.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỉ đồng. Con số này tăng lên so với mức 672.224 tỉ đồng tính đến hồi cuối tháng 6 năm nay.