Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, khu vực này sẽ chú trọng phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, vùng Đồng bằng sông Hồng có 3 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là: Quảng Ninh, Ninh Bình và Hải Dương.
Ngày 17/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng. Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện "5 tiên phong".
Chiều ngày 30/7, tại tỉnh Ninh Bình, Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đã có buổi khảo sát, làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chiều 28/6, tỉnh Hà Nam tổ chức công bố tình hình kinh tế - xã hội (KT - XH) 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn. Với tổng sản phẩm ước đạt 26.891 tỷ đồng, tỉnh này dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 cả nước về tăng trưởng GRDP nửa đầu năm nay.
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chống khai thác IUU vừa được tổ chức với sự tham gia của 28 tỉnh thành ven biển trên cả nước. Thời gian qua, các tỉnh thành ven biển của vùng Đồng bằng sông Hồng đã tích cực triển khai phòng chống khai thác IUU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu.
Việc ban hành Nghị quyết mới nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện, bền vững Vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn phát triển mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
Khi hoàn thành, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ tăng cường khả năng kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Số liệu kinh tế - xã hội thời gian qua cho thấy, vùng kinh tế phía Bắc đang có sự phát triển tăng tốc so với các vùng kinh tế trong cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ số hạn chế của Vùng, đặc biệt là những chỉ số về thu hút FDI, phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm…