Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các chủ đập công trình thuỷ điện, thông báo sớm nhất cho chính quyền địa phương, người dân khu vực phía hạ du trước khi tiến hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) "lệnh" Giám đốc các Công ty Thủy điện Sơn La, Hòa Bình và Tuyên Quang đồng loạt mở cửa xả lũ.
Nhà máy thuỷ điện Phúc Long, (Bảo Yên, Lào Cai) xả lũ với lưu lượng lớn 943 m3/s khiến dự án nhà máy thuỷ điện Tân Lĩnh (Lục Yên, Yên Bái) đang xây dựng bị vỡ đập, gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản khi hồ thuỷ điện Hoà Bình xả lũ.
6h00 phút sáng 27/9, Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) phát đi thông báo về việc xả lũ hồ chứa Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1 trên sông Mã (thuộc địa phận xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy) .
Mưa lớn liên tục xảy ra làm cho lượng nước trong các hồ chứa nước thủy điện tăng cao, nhiều hồ chứa nước thủy điện phải xả nước khẩn cấp để bảo đảm an toàn.
Số liệu quan trắc sáng nay (19/6) cho thấy mực nước sông Hồng đang tiếp tục xuống. 13 giờ chiều nay, hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình đẫ đóng tất cả cửa xả nước.
Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế yêu cầu Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến, đánh giá mức độ an toàn điểm sạt lở và sớm có phương án thiết kế gia cố, tổ chức thi công…
Liên quan đến việc thủy điện Thượng Nhật tích nước trái phép, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng, khi chưa đủ điều kiện vận hành, đơn vị chủ đầu tư dự án không được phép tích nước, bán điện.
Dù thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện lại làm mất rừng, khiến lũ lụt, lũ quét xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn, nhất là khi thủy điện buộc phải xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão.