Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm và quy định bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, xử lý nước thải đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất.
Chi nhánh Công ty Haesung Tech ở thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định xử phạt 250 triệu đồng đối với công ty này.
TP. Hà Nội đang vận hành hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động. Đồng thời chuẩn bị đầu tư dự án các nhà máy xử lý nước thải: Kiến Hưng, Sơn Tây, Tây sông Nhuệ.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP.HCM ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Công ty cổ phần khu công nghiệp Gilimex vừa khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex. Dự án có tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào tháng 12/2024.
Sáng 7/12, tiếp tục Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI dành cả ngày cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đáng chú ý, Giám đốc Sở Xây Dựng đã nêu nguyên nhân 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải của Thủ đô chậm tiến độ.
Nhằm nâng cao công tác đào tạo cho đội ngũ bác sĩ chuyên ngành của TP.HCM, HCDC đã tổ chức chuyến tham quan thực tế về quy trình xử lý chất thải rắn và công tác bảo vệ môi trường tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, bảo vệ môi trường, TP. HCM xây dựng, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn.
Mới đây, UBND TP HCM đã có văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch năm 2023 thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TPHCM giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí metan, thực hiện nỗ lực quốc gia giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải khí mê-tan năm 2020.
Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải tại 12 quận, thị xã. Mức thu được tính vào giá nước sạch, bằng 10-35% giá nước sạch, tương đương từ 6.000 đến 16.000 đồng/hộ/tháng (trường hợp sử dụng dưới 10 m3).
Với quyết tâm cải tạo môi trường kênh rạch trên địa bàn TP. HCM, UBND TP đã và đang tập trung đầu tư nhiều dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.280 tỉ đồng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như 70% cơ thể của con người dung nạp những tạp chất độc hại từ nước? Lời kêu cứu của sức khỏe nhân loại đã đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và ra đời các giải pháp công nghệ cao trong xử lý nước thải tại Việt Nam.
"Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn rồi đưa ra bên ngoài môi trường thì rất lãng phí, trong khi với công nghệ hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lượng nước này để tái sản xuất”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh khẳng định.
Trên địa bàn Hà Nội có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó, có 41 cụm công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 93 làng nghề đã được đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước thải đồng bộ.
EATC Germany mong muốn học hỏi kinh nghiệm đối với giải pháp quản lý vận hành các hệ thống xử lý nước thải (đặc biệt là nước thải các khu dân cư và các khu đô thị) từ đó chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam.