Để giảm thiểu rác thải nhựa trong thời gian tới, Việt Nam cần xác lập môi trường pháp lý, cấm và hạn chế những sản phẩm nhựa khó kiểm soát phế phẩm, thu gom, tái chế, xử lý rác thải...
Mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy quà” là hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, thông qua chương trình cũng nâng cao ý thức và nhận thức về cách phân loại rác thải của người dân, chung tay bảo vệ môi trường.
TP.Hà Nội chỉ đạo xây dựng và thí điểm mô hình đổi mới công nghệ kết hợp với phân loại rác thải tại nguồn 5 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Nam Từ Liêm song song với việc xây dựng, ban hành các quy định theo hướng dẫn.
Hiệp ước toàn cầu chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa sẽ hướng đến việc chấm dứt, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động bất lợi trong suốt vòng đời của nhựa; Giảm sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa, thúc đẩy nền kinh tế nhựa tuần hoàn.
Thừa Thiên - Huế đầu tư gần 2.000 tỷ đồng triển khai Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đến năm 2030, phấn đấu 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, các trung tâm huyện lỵ được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
Dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao tại xã Đông Á (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) dù chưa được triển khai xây dựng nhưng lại vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía người dân đang sinh sống tại nơi đây.
Ngày quốc tế Không rác thải nhằm mục đích thu hút sự chú ý của thế giới về vô số tác động của rác thải này và khuyến khích hành động toàn cầu ở tất cả các cấp để giảm ô nhiễm và rác thải.
Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục ra văn bản xử phạt vi phạm hành chính gần 1,3 tỷ đồng đối với Công ty TNHH Kbec Vina vì đã có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường.
Lượng rác thải sinh hoạt tại TP.HCM tăng nhanh, khoảng 10%/năm. Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn lượng rác thải sinh hoạt của thành phố vẫn là chôn lấp.
UBND TP.Hải Phòng đề xuất lựa chọn công nghệ đốt rác phát điện để xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt bằng phương pháp đốt, thu hồi năng lượng trong bối cảnh việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt đang đặt ra những thử thách và nhiều bất cập.
Các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc dần thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tích cực, nếp sống văn minh trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chiều ngày 07/11/2022, Bộ TN&MT đã phối hợp tổ chức “Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn.
Mô hình được triển khai trong thời gian 6 tháng với mục đích nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, hội viên, hội viên nông dân về lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai vừa qua, nhiều đơn vị xử lý rác trên địa bàn đã kiến nghị giảm công suất, đầu tư thêm hạng mục nhà máy, ngưng tiếp nhận hoặc xin chuyển đổi công nghệ,…
UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản không xem xét tăng công suất xử lý rác thải dự án Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải rắn Ecovi của CTCP Galax tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc.