Bộ GTVT đưa ra nhiều đề xuất để hoàn thiện mạng lưới hàng không trong thời gian tới cũng như lý do bác đề xuất xây sân bay của các địa phương.
Bộ GTVT cho biết sau nhiều tháng lấy ý kiến các bộ, ban ngành, địa phương, các chuyên gia, đến nay đã hoàn thành dự thảo Quyết định của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, Bộ này đưa ra nhiều đề xuất để hoàn thiện mạng lưới hàng không trong thời gian tới cũng như lý do bác đề xuất xây sân bay của các địa phương.
Đến năm 2050 xây dựng thêm 7 sân bay
Thống kê của Bộ GTVT cho thấy, cả nước hiện có 22 sân bay đang khai thác. Trong đó, hầu hết sân bay (trừ sân bay Phú Quốc, Vân Đồn) đều có nguồn gốc là sân bay quân sự, được đưa vào khai thác dùng chung hàng không dân dụng và quân sự. Tính đến nay, có sáu sân bay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: Nội Bài, Cát Bi, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Cần Thơ.
Theo kịch bản tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2030, dự báo tổng nhu cầu sản lượng hành khách dự kiến thông qua các sân bay đến năm 2030 khoảng 278 triệu hành khách/năm, hàng hóa là 4,1 triệu tấn/năm. Đến năm 2050, sản lượng hành khách thông qua các sân bay khoảng 490,7 triệu hành khách/năm, hàng hóa khoảng 16 triệu tấn/năm.
Trên cơ sở đó, giai đoạn 2021-2030, đề xuất quy hoạch 28 sân bay. Trong đó, có 14 sân bay quốc tế và 14 sân bay quốc nội. Như vậy, ngoài các sân bay hiện có sẽ đầu tư thêm sáu sân bay gồm Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Nà Sản (tỉnh Sơn La), Lai Châu, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Quảng Trị và Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
“Ngoài ra, giai đoạn này Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo như Lý Sơn, Phú Quý... quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh…,” Bộ GTVT thông tin.
Với quy hoạch trên, Bộ GTVT cho biết nhu cầu vốn khoảng 401.106 tỉ đồng để hiện thực hóa giai đoạn này. Trong khi đó giai đoạn đến năm 2050, đề xuất chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng (sân bay nội địa) vào quy hoạch, nâng tổng số sân bay của cả nước lên 29. Số vốn để đầu tư và nâng cấp các sân bay giai đoạn này dự kiến khoảng 596.352 tỉ đồng.
Bác 11 đề xuất xây dựng sân bay của các tỉnh
Theo Bộ GTVT, trong quá trình xây dựng quy hoạch sân bay, đơn vị nhận được đề nghị của 11 tỉnh về bổ sung sân bay cho địa phương mình gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Ninh Thuận.
Tuy nhiên để xác định và quy hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung các sân bay trong mạng cảng hàng không toàn quốc, tư vấn đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cơ sở dự báo nhu cầu vận tải của năm loại hình vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không), điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế và các phương pháp khoa học.
Theo đó, tư vấn đề xuất 6 tiêu chí chính (22 tiêu chí chi tiết) về sự cần thiết và mức độ khả thi đối với cảng hàng không mới gồm: Nhu cầu sản lượng, kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch), an ninh quốc phòng (chiến lược, dự phòng chiến lược), khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không, thời tiết, đất đai), cự ly bố trí (cự ly tới đô thị trung tâm, cự ly tiếp cận các cảng hàng không lân cận) để đánh giá.
“Trên cơ sở đó, tư vấn đã rà soát kỹ lưỡng lại kết quả và đối chiếu với các tiêu chí đánh giá. Theo đó tại 11 tỉnh có ý kiến đề nghị bổ sung quy hoạch sân bay mới thì điểm đánh giá không cao, không nằm trong 30 tỉnh, thành có tổng điểm cao nhất cả nước. Vì vậy tư vấn đề nghị không bổ sung các sân bay theo đề nghị của các địa phương”, Bộ GTVT lý giải.
Liên quan đến việc tỉnh Hà Nam và TP.Hải Phòng lần lượt đề xuất xây dựng sân bay vùng thủ đô tại Lý Nhân và Tiên Lãng, Bộ GTVT cho rằng việc xác định sân bay thứ hai vùng thủ đô được tư vấn rà soát, đánh giá trên cơ sở số liệu dự báo về nhu cầu vận chuyển hàng không của khu vực vùng thủ đô và khả năng mở rộng của sân bay Nội Bài.
Theo nội dung hồ sơ quy hoạch do Tư vấn ADPi - Pháp nghiên cứu, có thể mở rộng sân bay Nội Bài đáp ứng công suất tối đa khoảng 100 triệu hành khách/năm. Trong khi đó, dự báo đến năm 2050, tổng sản lượng hành khách thông qua cảng này đạt khoảng 107,2 triệu hành khách. Vì vậy cần nghiên cứu sân bay thứ hai vùng thủ đô để đảm bảo đưa vào khai thác ngay trong giai đoạn đến năm 2050 nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không.
Tại Quyết định 640/2011 của Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch vị trí sân bay Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng với vai trò là sân bay dự bị cho Nội Bài. Do vậy, trước mắt tư vấn kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch sân bay Hải Phòng nhằm mục đích dự bị cho sân bay Nội Bài và Cát Bi.
“Nên dự kiến sau năm 2040 sẽ tiếp tục nghiên cứu để lập quy hoạch này cho phù hợp với nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của vùng thủ đô…”, lãnh đạo Bộ GTVT giải thích thêm.
Ông Đặng Huy Đông, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển (nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT) cho rằng: Các địa phương đồng loạt xin bổ sung sân bay vào quy hoạch cũng dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn quy hoạch cần trên cơ sở khoa học, khả thi. Đặc biệt, có thể bổ sung quy hoạch một số sân bay mới, có vị trí quan trọng cả kinh tế và quốc phòng, nhưng cần rõ quan điểm không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Địa phương đề xuất lên phải tự tìm nhà đầu tư và đối ứng bằng ngân sách tự có.
Theo vị chuyên gia này, cơ quan thẩm định quy hoạch cũng cần bản lĩnh, đủ lập luận khoa học để không phải địa phương cứ “xin” là “cho”.
Ông Đông đề xuất, các dự án đưa vào quy hoạch cần công bố rộng rãi, với danh mục dự án nào kêu gọi đầu tư xã hội, phương thức đầu tư, để nhà đầu tư lựa chọn. Sau thời gian nhất định, 5 hoặc 10 năm, nếu không có nhà đầu tư quan tâm, sẽ loại dự án đó khỏi quy hoạch.
“Mỗi sân bay trong quy hoạch đều tính toán trên nhiều yếu tố, từ nhu cầu đi lại, khoảng cách, mạng đường bay trên không, chi phí đầu tư. Hiện sân bay lượng khách dưới 2 triệu/năm đều phải bù lỗ, nên dù đầu tư ngân sách hay tư nhân đều phải tính tới hiệu quả, không lãng phí nguồn lực xã hội. Định hướng đầu tư sân bay thời gian tới sẽ giảm phụ thuộc vào ngân sách trung ương. Các sân bay đầu tư mới trong tương lai, như Sa Pa, Phan Thiết, Lai Châu, Quảng Trị... sẽ kêu gọi hợp tác công - tư, với sự tham gia của ngân sách địa phương, địa phương muốn có sân bay phải tự tìm nhà đầu tư. Còn sân bay hiện hữu, nếu ít yếu tố quốc phòng an ninh có thể nhượng quyền khai thác cho doanh nghiệp”, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ GTVT) Nguyễn Anh Dũng nhận định.
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không trong nước sẽ tăng tải thêm một số chuyến bay nội địa.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số 2024-2025.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3142/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.