Chủ nhật, 24/11/2024 08:28 (GMT+7)
Thứ năm, 30/09/2021 16:10 (GMT+7)

Bộ Xây dựng: Nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại chung cư kéo dài

Theo dõi KTMT trên

Tại Chỉ thị 02/CT-BXD năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, Bộ Xây dựng đã chỉ ra 07 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, đơn thư khiếu nại gay gắt, kéo dài.

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 18 Kết luận Thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 Ban quản trị tại 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư.

Theo đó, đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định, và quyết toán để chuyển ngay cho Ban quản trị nhà chung cư tổng số kinh phí bảo trì hơn 344,96 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (có giá trị khoảng 62,40 tỉ đồng). Cơ quan này cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8/18 chủ đầu tư, tổng số tiền 1,03 tỉ đồng.

Bộ Xây dựng: Nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại chung cư kéo dài - Ảnh 1
Bộ Xây dựng chỉ ra 7 nguyên nhân gây tranh chấp kéo dài tại chung cư. (Ảnh minh họa)

18 Kết luận Thanh tra đã giải quyết dứt điểm nhiều kiến nghị, khiếu nại gay gắt của cư dân, góp phần ổn định cuộc sống của người dân, đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.

Qua đó, Bộ Xây dựng tổng kết có 7 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, đơn thư khiếu nại gay gắt, kéo dài.

Thứ nhất, Bộ cho rằng do nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc và sự hợp tác thiếu thống nhất giữa chủ đầu tư và Ban quản trị.

Thứ hai, chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung.

Thứ ba, chủ đầu tư chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công, nhưng không có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức.

Thứ tư là do chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được các phần diện tích, nhất là phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.

Thứ năm, chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị.

Thứ sáu, chủ đầu tư và Ban quản trị chưa quyết toán số liệu (gốc và lãi) kinh phí bảo trì, nhưng đã bàn giao. Ban quản trị đã nhận số tiền kinh phí bảo trì.

Thứ bảy, một số chính quyền cấp xã, cấp huyện xử lý chưa triệt để nhiều kiến nghị, tranh chấp tại nhà chung cư của địa phương mình.

Nhằm chấn chỉnh và giải quyết tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân quan tâm phổ biến, tuyên truyền pháp luật về nhà ở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư. Trong đó, chú trọng đến công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì để góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội tại địa phương.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng: Nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại chung cư kéo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới