Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nước dưới kênh Ngang bị cạn, đất bị co ngót, mất phản áp nên xảy ra sụt lún, hai hộ dân sống gần điểm bị sụt lún tiếp tục bị đe dọa, hiện đã bị nghiêng, nứt.
Khu vực sụt lún có chiều dài khoảng 180m, trong đó có khoảng 100m bị sụt lún hoàn toàn mặt đê (đường bê tông rộng 5,5m và lề đất mỗi bên 1m), chiều sâu từ 1,8-2m.
Lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang trong tình trạng “nguy kịch” khi có tới hơn 50% diện tích cảnh báo cháy cấp độ bốn và cấp độ năm, nguy cơ xảy ra cháy bất cứ lúc nào.
Chiều 9/2, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết, lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau diện tích gần 42 nghìn ha đang bị khô hạn gay gắt, nguy cơ cháy rừng rất cao...
Nước mặn luồn qua cống ngăn mặn, tiến sâu hàng km vào vùng sản xuất ngọt hóa của tỉnh Cà Mau. Nguy cơ thiếu nước ngọt tưới cho đồng ruộng là khó tránh khỏi.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km.
Đến với xã đất mũi huyện Ngọc Hiển, ngoài ý nghĩa thiêng liêng của việc ghé thăm biểu tượng cực Nam Tổ quốc là Mũi Cà Mau, du khách sẽ được trải nghiệm khám phá khu rừng đước ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Đây cũng là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với hệ sinh thái đa dạng độc đáo.