Chủ nhật, 24/11/2024 07:58 (GMT+7)
Thứ hai, 26/07/2021 15:37 (GMT+7)

Cảnh báo tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng tại Hà Nội ngày 26/7

Theo dõi KTMT trên

Các chuyên gia khuyến cáo, với chỉ số nóng bức ở mức nguy hiểm (từ 41 - 54) người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/7, chỉ số nóng bức (HI - Heat Index) cực đại tại Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và Hà Tĩnh ở mức 41 - 54 (mức nguy hiểm). 

Tại mức nhiệt này, người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước có chỉ số nóng bức từ 32 - 41, thuộc mức đặc biệt cẩn trọng gồm: TP.Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa (tỉnh Đà Nẵng), TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), TP.HCM, huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Ở mức nhiệt này, người dân có khả năng chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Cảnh báo tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng tại Hà Nội ngày 26/7 - Ảnh 1
Ngày 26/7, chỉ số nóng bức cực đại tại Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và Hà Tĩnh ở mức nguy hiểm. (Ảnh: Báo Dân Trí)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ số nóng bức ở mức dưới 27 là an toàn; từ 27 - 32 là ở mức cẩn trọng, có thể gây mệt mỏi nếu duy trì tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài; từ 32 - 41 thuộc mức đặc biệt cẩn trọng, có khả năng chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Khi chỉ số này ở mức 41 - 54 là nguy hiểm, người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Chỉ số trên 54 là cực kỳ nguy hiểm, người dân rất dễ bị say nắng, sốc nhiệt ở ngoài trời.

Đặc biệt, trong ngày 26/7, các tỉnh, thành phố trên cả nước có chỉ số tia UV cực đại duy trì ở mức nguy cơ gây hại rất cao gồm: TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) ở mức 8.9, TP.Hải Phòng ở mức 9.4, Thủ đô Hà Nội ở mức 8.4, TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) 9.5, TP.Đà Nẵng ở mức 9.1, TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) ở mức 9.4, TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ở mức 9.0, TP.HCM ở mức 9.9, TP.Cần Thơ ở mức 8.7, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) ở mức 9.8. Ở chỉ số này, tia UV có khả năng gây bỏng cho da nếu cơ thể người tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời liên tục trong 25 phút.

Dự báo, từ ngày 27/7 - 29/7, các tỉnh, thành phố trên cả nước có chỉ số tia UV cực đại duy trì ở mức nguy cơ gây hại rất cao. Riêng Hà Nội và TP.Cần Thơ ở mức nguy cơ gây hại cao, Cà Mau ở mức nguy cơ gây hại trung bình trong ngày 29/7.

Vì vậy để phòng tránh tác hại của tia UV, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt. 

Mọi người ra ngoài trời cần đeo kính râm để bảo vệ mắt, lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia UV từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh. Nắng nóng kết hợp với chỉ số tia UV gây hại cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân, nhất những người phải làm việc ngoài trời, tại nơi có nhiệt độ nóng bức. 

Ngoài ra, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số thành phố, người dân cần thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế) của Bộ Y tế khi đi ra ngoài.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0 - 2 được xem là thấp, chỉ số UV từ 8 - 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút, đối với chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ; chỉ số tia cực tím ở mức 12 là mức nguy hiểm cực độ.

Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã... Tiếp xúc với bức xạ cực tím còn gây ra ức chế hệ thống miễn dịch.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng tại Hà Nội ngày 26/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới