Theo các chuyên gia về môi trường, hiện tượng sương mù đến tận giữa trưa ngày 11/9 tại TP.HCM ngoài các yếu tố thời tiết còn do các nguyên nhân liên quan đến chất lượng không khí.
Theo quy luật hàng năm, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng tăng lên. Các đợt ô nhiễm không khí nặng cũng có thể diễn ra.
Sáng hôm nay (7/9), chất lượng không khí ở Hà Nội đã tốt lên rất nhiều sau cơn mưa lớn, "sắc xanh" bao trùm ở hầu khắp các khu vực. Đến 10h30 sáng, chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 9 - 65, ở mức tốt và trung bình.
Thông tin ngày 4/9 của Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo quy luật hằng năm, đặc biệt là tại khu vực Bắc Bộ, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5, sẽ có xu hướng tăng lên.
Sáng hôm nay (4/9), “sắc xanh” đã trở lại ở nhiều khu vực trong nội thành thành phố Hà Nội sau một ngày chìm trong ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 27 - 100, riêng có khu vực Hàng Đậu chỉ số AQI ở mức kém là 109.
Sau một thời gian được cải thiện, những ngày đầu tháng 9, chất lượng không khí Hà Nội liên tục suy giảm. Ở hầu hết khu vực, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình và kém, có nhiều nơi ở mức xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Ô nhiễm môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng. Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay.
Đốt rơm rạ, dùng bếp than tổ ong là thói quen của người dân Hà Nội. Dù tiện dụng song đây lại là một trong 12 nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Hà Nội đang quyết tâm loại trừ mối nguy này.
Ở nhiều thời điểm, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức báo động khiến người dân lo lắng, các cơ quan quản lý tìm cách giảm thiểu, song dường như chưa có giải pháp căn cơ. Việc ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ hơn là điều cần thiết.
Kết quả quan trắc đợt 4 năm 2020 của Tổng cục Môi trường cho thấy môi trường không khí ở miền Bắc đã được cải thiện. Ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) chỉ xuất hiện tại một vài trị trí gần khu công nghiệp...
Quá trình đô thị hóa nhanh đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Chất lượng môi trường không khí Hà Nội có biểu hiện suy thoái.
Sáng nay (28/7), chất lượng không khí ở thành phố Hà Nội giảm so với hôm qua. Nhiều khu vực có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu, đặc biệt, khu vực Chi cục Bảo vệ môi trường (Trung Hoà, Cầu Giấy) ở mức cảnh báo rất xấu.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm không khí đang có xu hướng gia tăng tại các đô thị lớn và các khu công nghiệp. Đối với khu vực phía Nam, môi trường không khí 6 tháng đầu năm 2020 bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng ồn vượt giới hạn cho phép khoảng từ 56,7% – 68,5% ; một số điểm bị ô nhiễm cục bộ…