Chủ nhật, 24/11/2024 09:26 (GMT+7)
Thứ tư, 08/01/2020 06:30 (GMT+7)

Cháy rừng Australia đang tạo ra hệ thống thời tiết đầy nguy hiểm

Theo dõi KTMT trên

Các vụ cháy rừng hoành hành tại miền Đông Australia tích tụ nhiều nhiệt đến mức chúng có thể tự tạo ra hệ thống thời tiết riêng biệt, bao gồm các hiện tượng bão sét và lốc xoáy lửa.

Video mây vũ tích tích tụ từ khói và nhiệt do cháy rừng Australia tạo ra. (Nguồn: Lực lượng phòng cháy chữa cháy bang NSW ):

Theo hãng tin Reuters, Cơ quan Phòng cháy chữa cháy bang New South Wales (Australia) RFS cảnh báo tình trạng cháy rừng đang tự tạo một hệ thống thời tiết riêng ở khu vực cách Sydney 287km về phía Nam.

“Một cơn giông do lửa tạo ra đã hình thành tại khu vực Currowan. Đây là một tình huống rất nguy cấp. Hãy để ý điều kiện thời tiết xung quanh và có biện pháp phòng ngừa phù hợp", RFS phát biểu trên mạng truyền thông xã hội ngày 4/1.

Hiện tượng thời tiết kỳ lạ này là kết quả của sự hình thành những đám mây vũ tích (có tên khoa học là pyrocumulonimbus). Theo một báo cáo năm 2019 của Hội đồng Khí hậu quốc gia, hiện tượng mây này được ghi nhận tại các nơi trên thế giới song trong bối cảnh biến đổi khí hậy, chúng xuất hiện thường xuyên hơn tại Australia.

Ngày 5/1, một lính cứu hỏa RFS đã thiệt mạng do lốc xoáy lửa hình thành từ đám mây vũ tích cuốn bay xe cứu hỏa mà anh điều khiển.

“Hiện tượng đặc biệt đã thổi bay một chiếc xe tải 10 tấn. Một sự biến động và nguy hiểm đang cận kề”, ông Shane Fitzsimmons - Ủy viên RFS bang New South Wales phát biểu.

Theo thông tin từ Cục Khí tượng Autralia, các đám mây vũ tích về bản chất là một cơn giông hình thành từ khói các ngọn lửa, với nhiệt độ không khí tăng đáng kể.

Khi chiều cao đám mây chạm đến bầu khí quyển phía trên, nhiệt độ thấp trên bầu khí quyển sẽ tiếp xúc với các hạt băng tích tụ trên đám mây tạo ra điện tích, từ đó có thể giải phóng năng lượng dưới dạng sét. Hiện tượng này có thể khiến diễn biến cháy rừng trở nên phức tạp, không thể đoán trước và nguy hiểm.

Cháy rừng kéo dài nhiều tuần qua ở Australia đã cướp đi sinh mạng của 25 người, thiêu trụi 8 triệu hecta đất và phá hủy ít nhất 1.800 ngôi nhà. Ước tính 500 triệu động vật đã bị thiêu cháy trong thảm họa này.

Trong khi đó, người dân thủ đô Canberra của Australia đang chật vật chống chọi với khói bụi. Bầu trời thành phố đã chuyển sang màu vàng, thậm chí là màu cam do không khí ô nhiễm. Tất cả các chuyến bay của hãng hàng không Qantas tại sân bay Canberra trong ngày 5/1 đã bị hủy do khói cháy rừng. Bộ Nội vụ Australia cũng cho phép nhân viên nghỉ làm trong ngày 6/1. Nhiều cơ quan, trường học cũng đóng cửa do lo ngại chất lượng không khí xấu, ở mức nguy hiểm. Chất lượng không khí được xếp ở mức tồi tệ nhất ở hầu hết các thành phố lớn của Australia.

Hồng Hạnh

Bạn đang đọc bài viết Cháy rừng Australia đang tạo ra hệ thống thời tiết đầy nguy hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới