Ngày 5/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 ở một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên.
Nhắc đến sai sót trong bộ SGK lớp 1 hiện hành và trách nhiệm của các bên liên quan, nhiều đại biểu Quốc hội, đặc biệt đại biểu ngành giáo dục, đã bày tỏ những quan điểm trái chiều.
Để tránh những ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng hóa Việt Nam cũng như tác động không tốt đến xuất khẩu, Bộ Công Thương đang xin ý kiến xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam".
Trong Chương trình hành động của Chính phủ đã yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng.
Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra nhiều điểm sáng về tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 9 và 9 tháng năm 2020.
Qua 3 năm triển khai Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nhiều khó khăn vướng mắc đã xuất hiện. Mới đây, Chính phủ đã dự kiến trình Quốc hội xem xét miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020.
Với những thành công đáng nể trong phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, dự báo sẽ hút mạnh dòng vốn FDI dịch chuyển từ các quốc gia khác. Bên cạnh ưu tiên chống dịch, Chính phủ cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng” tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ.
Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định tình hình ở Đà Nẵng và Quảng Nam đang được kiểm soát, nhưng dự báo trong những ngày tới đây sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng qua xét nghiệm và nhiều khả năng sẽ còn các ca tử vong là những bệnh nhân nặng đang điều trị tại các khoa chạy thận nhân tạo, hồi sức cấp cứu, tim mạch.
Chúng ta không được chủ quan, lơ là, lỏng lẻo để dịch bệnh tràn lan, bùng phát, mất kiểm soát. Cần tính toán rất chặt chẽ trước khi quyết định giãn cách xã hội với phạm vi và quy mô hợp lý. Không được tuyên bố giãn cách xã hội mà chưa tính toán phương án phù hợp, đặc biệt là khi chưa có ổ dịch, dẫn đến bế tắc các hoạt động kinh tế xã hội.
“Các đồng chí cần phải lắng nghe hơi thở cuộc sống, không được để “cua cậy càng, cá cậy vây”. Tài chính không chỉ là bảo đảm thu chi ngân sách Nhà nước, tài chính cần được hiểu theo nghĩa rộng là nuôi dưỡng nguồn thu. Chủ động góp phần tạo ra chiếc bánh lớn hơn để có thêm nhiều nguồn lực hơn…
12 địa phương tăng trưởng âm, có những nơi dùng đến những đồng tích lũy cuối cùng hỗ trợ dân. Thời điểm này, đòi hỏi lãnh đạo chính quyền các cấp, các bộ, ngành phải sôi sục giải pháp, hăm hở xông pha như đầu nhiệm kỳ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy “thành, bại của nền kinh tế giờ đều phải trông vào “lửa” nhiệt huyết”.
Thảo luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 ngày 2/7, lãnh đạo các địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp để chống suy thoái kinh tế trong thời điểm “sống chung với Covid-19".
Sáng nay, 2/7, phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng cho rằng, cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam ví như "cỗ xe tam mã", gồm 3 cấu phần quan trọng nhất, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Phải dùng mọi biện pháp thúc đẩy cả "ba con ngựa kéo" để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Các cấp, các ngành cần nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan; xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” như tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã được Thủ tướng Chính phủ khởi xướng trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trong nước, theo đó GDP 6 tháng có mức tăng 1,81%, thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua.
Chính phủ cho rằng, việc chuyển đổi 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công sẽ đạt “mục tiêu kép”. Khi các dự án này đã xong 74% mặt bằng, có thể khởi công ngay trong tháng 9 tới, đồng thời, đảm bảo dùng vốn ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng đó, chuyển sang đầu tư công cũng giúp các dự án khả thi hơn, trong bối cảnh tín dụng ngân hàng cho đầu tư BOT giao thông đã tới ngưỡng giới hạn, khó huy động thêm.
Ngày 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình Chính phủ dự án Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.