Chủ nhật, 24/11/2024 08:28 (GMT+7)
Thứ năm, 24/02/2022 11:00 (GMT+7)

Chuyên gia nói gì khi F0 rơi vào 'ma trận' về các loại thuốc điều trị Covid-19

Theo dõi KTMT trên

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc điều trị Covid-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Tránh 'ngộ độc' thông tin về các loại thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và bệnh viện.

Những lưu ý về thuốc khi F0 tự điều trị Covid-19

Theo thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, người dân hiện nay như rơi vào "ma trận" về các loại thuốc đặc trị, thảo dược, thực phẩm chức năng phòng Covid-19.

Chuyên gia nói gì khi F0 rơi vào 'ma trận' về các loại thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 1
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng. (Ảnh: Người đưa tin)

Ông cho hay trong quá trình điều trị, người dân nên cân nhắc việc có dùng kháng virus hay không. Hiện nay, Favipiravir đã được Bộ Y tế hướng dẫn đầy đủ về cách dùng. Thuốc Molnupiravir đã bắt đầu được bán tại một số nhà thuốc. Người dân nên lưu ý các chống chỉ định và dùng thêm bổ gan thảo dược.

Khi bị sốt, F0 cần uống thuốc hạ sốt, bù đủ nước và điện giải. Bị ho khan, người dân nên dùng thuốc giảm ho. Trường hợp ho có đờm nên hỏi bác sĩ. Nếu mất ngủ, F0 có thể dùng Melatonin, Magne-B6 và thảo dược an thần như Mimosa.

Với các thuốc đang điều trị dài ngày, người bệnh vẫn dùng bình thường, không bỏ thuốc. Với vitamin tổng hợp, F0 chỉ sử dụng một viên mỗi ngày là đủ. Ngoài ra, bệnh nhân cần đảm bảo ăn uống và nghỉ ngơi tốt, vận động nhẹ nhàng, không đọc nhiều tin tức tiêu cực.

Chuyên gia nói gì khi F0 rơi vào 'ma trận' về các loại thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 2
Đa dạng các nguồn thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Các loại thảo dược, thực phẩm chức năng để tăng đề kháng, F0 có thể không dùng. Nếu vẫn có thể ăn uống, đa dạng thực phẩm, chúng sẽ tốt hơn việc sử dụng thực phẩm chức năng.

"Trong quá trình tư vấn, điều trị cho F0, tôi nhận thấy rất nhiều người chỉ ho khan cũng sử dụng kháng sinh, thậm chí kết hợp nhiều loại. Đau họng do virus chỉ cần mật ong, giảm ho bổ phế thảo dược hoặc thuốc Alpha Choay. Nếu ho khan kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, thậm chí đau bụng, ngoài dùng mật ong, bổ phế, người bệnh chỉ cần dùng thuốc hoặc siro có một trong 2 thành phần: alimemazin hoặc diphenhydramin. Ngoài việc ảnh hưởng gan, thận, về mặt vĩ mô, lạm dụng kháng sinh sẽ khiến tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam trở nên tồi tệ hơn", bác sĩ Huy Hoàng nói.

Với thuốc kháng đông, kháng viêm, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, chỉ khi Sp02 dưới 96, nhịp thở trên 20 lần/phút, bác sĩ mới kê đơn cho dùng một ngày, trước khi nhập viện. Vì vậy, theo bác sĩ Hoàng, F0 tại nhà không cần quan tâm đến thuốc kháng đông, kháng viêm corticoid. Nếu tình hình chuyển biến nặng, người bệnh cần nhập viện để được điều trị đúng cách.

Không dùng thuốc Molnupiravir để phòng Covid-19

Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Chuyên gia nói gì khi F0 rơi vào 'ma trận' về các loại thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 3
Tiến sĩ, dược sĩ Phạm Đức Hùng, (chuyên gia về miễn dịch và truyền nhiễm), Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ. (Ảnh: VOV world)

Theo tiến sĩ, dược sĩ Phạm Đức Hùng, (chuyên gia về miễn dịch và truyền nhiễm), Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ, người dân sử dụng thuốc này nên có sự tư vấn kỹ càng từ dược sĩ và bác sĩ. Bởi đây là loại thuốc không dễ sử dụng.

Molnupiravir không nên dùng với mục đích phòng Covid-19. Các thuốc kháng virus khác có cơ chế là dừng quá trình vật liệu di truyền (RNA hay DNA) của virus nhân lên, trong quá trình virus phân chia. Molnupiravir không dừng quá trình này, vật liệu di truyền của virus vẫn nhân lên. Tuy nhiên, các thành phần tạo nên vật liệu này bị biến đổi. Chính vì vậy, đây là một thuốc gây đột biến gene của virus và cuối cùng làm chúng bị chết.

Tuy không được thiết kế để gây đột biến gene ở người, việc dùng thuốc kéo dài như một biện pháp đề phòng sẽ tăng nguy cơ tế bào bị đột biến.

Do đó, thuốc chỉ được khuyến cáo dùng tối đa 5 ngày với liều chỉ định. Việc tự ý dùng quá liều sẽ làm tăng nguy cơ gây đột biến (dẫn tới ung thư) của thuốc. Các thuốc kháng virus với cấu trúc giống nucleoside (thành phần tạo nên vật liệu di truyền) nói chung đều có khả năng gây nên một số độc tính nguy hiểm (đặc biệt nếu dùng quá liều) như ức chế hệ miễn dịch, gây bội nhiễm, ung thư, tan máu...

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia nói gì khi F0 rơi vào 'ma trận' về các loại thuốc điều trị Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới