Chủ nhật, 24/11/2024 07:58 (GMT+7)
Thứ ba, 12/07/2022 17:56 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7

Theo dõi KTMT trên

Hủy kết quả trúng đấu giá đất trong trường hợp nào? Chuyên gia cảnh báo đầu tư bất động sản 'ăn theo' đường vành đai 4; Bất động sản còn lý do để tăng giá?… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Hủy kết quả trúng đấu giá đất trong trường hợp nào?

Trường hợp đã đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp có thẩm quyền được hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7 - Ảnh 1
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Tại khoản 21, Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai quy định:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

21.Sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 5, Điều 68 như sau:

"d) Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất thì UBND cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật"".

Theo quy định nêu trên, đối với trường hợp đã đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp có thẩm quyền được hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Chuyên gia cảnh báo đầu tư bất động sản 'ăn theo' đường vành đai 4

Thông tin triển khai đường vành đai 4 thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi “xuống tiền”.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7 - Ảnh 2
Giới chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư "ăn theo" đường vành đai 4, do đó các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi “xuống tiền”. (Ảnh minh họa).

Tại Hà Nội, cùng với các thông tin quy hoạch dự án và cầu đường, giá đất nền ở vùng ven Hà Nội thời gian qua vẫn tăng nóng, bất chấp các hoạt động “phanh” tín dụng vào thị trường bất động sản và gia tăng hoạt động thanh, kiểm tra thuế mua bán nhà, đất.

Đáng chú ý, trước thông tin Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, và kéo theo đó giá đất khu vực xung quanh đường vành đai 4 tiếp tục có sự biến động.

Khảo sát thực tế, đất nền ở các khu vực đường Vành đai 4 sẽ đi qua tại huyện Hoài Đức, gần cụm công nghiệp Dương Liễu, cầu vượt Song Phương có giá trên 100 triệu/m2; khu vực gần dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng giá khoảng 150 triệu đồng/m2…

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo việc đầu tư ăn theo đường vành đai 4 tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó nhà đầu tư cần cân nhắc và cẩn trọng khi “xuống tiền”.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, lo ngại sẽ có những rủi ro nhất định nếu nhà đầu tư không nhìn nhận thị trường một cách tổng quan và toàn diện.

Theo bà Hằng, thứ nhất, trước khi đưa ra quyết định mua, nhà đầu tư cần đánh giá tính hợp lý của mức giá hiện tại. Trong đó, hai yếu tố giới đầu tư cần xem xét là giá giao dịch của dự án trong 1-2 năm về trước và điều kiện phát triển hạ tầng.

Bất động sản còn lý do để tăng giá?

Chuyên gia cho rằng, ở thời điểm này, nếu như bất động sản còn tăng ở một nơi nào đó thì đó chỉ có thể là hiện tượng thổi giá. Và năm nay, những yếu tố cơ bản để đẩy giá bất động sản lên như hai năm qua đã không còn nữa.

Mới chỉ cuối năm 2021, thị trường bất động sản ở các địa phương vẫn liên tục lên cơn sốt đất như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, vùng ven Hà Nội,.... Thậm chí nhà đầu tư trao tay nhau chỉ trong thời gian ngắn cũng lãi vài trăm triệu đồng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7 - Ảnh 3
Bất động sản còn lý do để tăng giá?

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không còn diễn ra những cảnh nhà đầu tư xếp ô tô hàng dài để xem, mua đất, thay vào đó là tâm lý thăm dò, phòng thủ ngày càng lên cao.

Mặc dù bây giờ vẫn chưa xảy ra tình trạng bán tháo, nhưng hiện tượng lệch pha cung - cầu đã có, người mua ít nhưng người bán nhiều. Thậm chí, có nhà đầu tư dù đã cọc tiền nhưng chấp nhận mất cọc.

Anh Nguyễn Khải, môi giới tại Bắc Giang cho biết, thời gian qua, thị trường khu vực vắng bóng người mua, khác hẳn so với những gì diễn ra trong năm 2021.

“Năm ngoái, cứ có lô đất nào đẹp là hết ngay lô đấy, những lô ở vị trí xấu cũng bán ầm ầm, chỉ là thời gian lâu hơn. Nhưng nay thì khác, cả tháng nay văn phòng tôi không có giao dịch nào. Thị trường bắt đầu hạ nhiệt, thanh khoản khó hơn. Chỉ có những lô đất nằm ở vị trí đắc địa thì vẫn có người hỏi nhưng họ muốn giảm giá thêm. Đa phần, nhà đầu tư vẫn đang thăm dò động thái tiếp theo của thị trường bất động sản”, anh Thế thừa nhận.

Tại Bắc Ninh, năm 2021, thông tin Từ Sơn lên phố và quy hoạch hạ tầng đã kéo giá đất khu vực liên tục tăng cao. Trong thời gian ngắn, nhiều mảnh đất đã tăng gấp 2-3 lần.

Tuy nhiên, đến nay, thị trường này cũng rơi vào tình trạng tương tự các khu vực khác. Theo anh Bình, môi giới Bắc Ninh, trong giai đoạn sốt, nhà đầu tư từ Hà Nội, Hải Dương và tại khu vực mua bán tấp nập khiến giá đất khu vực liên tục tăng đột biến.

Giải pháp nào chống đầu cơ nhà đất?

Trong 2 năm qua, nguồn cung nhà ở thương mại giảm ở hầu hết các địa phương. Nhiều dự án chuẩn bị triển khai cũng gặp khó khăn do vướng thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng các loại hình bất động sản (BĐS). Thực tế này dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ nhà đất, găm hàng, vì vậy cần được các cơ quản quản lý Nhà nước kiểm soát chặt.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7 - Ảnh 4
Nguồn cung BĐS khan hiếm, nhưng tình trạng đầu cơ đất xuất hiện nhiều. (Ảnh: Tin tức)

Theo rà soát của Bộ Xây dựng, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS trong các luật, văn bản pháp luật đang có nhiều bất cập, chồng chéo quy định, cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung như: Việc thống nhất về hình thức lựa chọn (đấu giá, đấu thầu, chỉ định) chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; các quy định liên quan đến việc xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng; quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài; quy định về thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại BĐS...

Tình trạng trên là những nguyên nhân khiến hàng trăm dự án BĐS tại Hà Nội, TP.HCM “ách tắc” về pháp lý để khởi công hoặc tiếp tục triển khai. Do ảnh hưởng của Covid-19, nguồn cung các dự án BĐS càng trở nên khan hiếm trên thị trường, song giá BĐS lại liên tục tăng cao, vượt quá thu nhập của đa số người dân, khiến người mua gặp khó.

Các chuyên gia xây dựng đánh giá, thị trường BĐS đang có dấu hiệu lệch pha cung cầu và sự phát triển thiếu bền vững, khi giá tăng cao, nhưng thiếu nguồn cung, nhất là những phân khúc bình dân.

Tại Hà Nội và TP.HCM hầu như không còn căn hộ chung cư có giá dưới 25 triệu đồng/m2, giá nhà ở riêng lẻ, đất ở tại nhiều dự án cao, thậm chí lên đến 200 triệu đồng/m2, giá đất ở tại khu vực trung tâm nhiều đô thị cũng đều ở mức trên 100 triệu đồng/m2.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 12/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới