Chủ nhật, 24/11/2024 05:27 (GMT+7)
Thứ năm, 21/04/2022 18:00 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 21/4

Theo dõi KTMT trên

Bất động sản tăng sốc, dân tái mặt giá nhà cao gấp 20 lần thu nhập; HoREA đề xuất nhiều giải pháp nhằm kéo giảm giá nhà ở; Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng khởi sắc mạnh mẽ sau dịch… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Bất động sản tăng sốc, dân tái mặt giá nhà cao gấp 20 lần thu nhập

Giá nhà đất tăng liên tục 5 năm qua, chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội khiến nhiều người khó sở hữu được nhà ở.

Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giảm giá nhà để bình ổn thị trường BĐS theo hướng phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.

Đánh giá về thị trường BĐS hiện nay, HoREA cho rằng, thị trường đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội. Đây là 2 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 21/4 - Ảnh 1
Theo kết quả khảo sát của HoREA, nhà ở giá bình dân biến mất trong năm 2021 (0%) trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%. Giá nhà đất tăng liên tục 5 năm qua, chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội.

“Do thiếu cung trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung-cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở. Trong khi so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập” – HoREA nêu.

Hiệp hội cũng chỉ ra tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị mất cân đối "lệch pha" về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.

Điều này dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường BĐS chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP.HCM trong giai đoạn 2016-2021 là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% mới phù hợp.

HoREA đề xuất nhiều giải pháp nhằm kéo giảm giá nhà ở

Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giá nhà để bình ổn thị trường BĐS.

Tại văn bản, HoREA cho rằng, để thị trường BĐS phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững thì còn phải rà soát để hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển thị trường vốn, bao gồm thị trường tiền tệ - tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đi đôi với xây dựng chính sách thuế tài sản (thuế nhà đất, bởi lẽ hiện nay mới chỉ có thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - đất ở với thuế suất rất thấp 0,03%).

HoREA cho biết, đi đôi với việc cần thiết phải thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay bằng việc ban hành mới sắc thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở, vừa không để xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế”, vừa góp phần điều tiết thị trường BĐS, vừa không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tạo được nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách Nhà nước.

Theo HoREA, hiện nay, thị trường BĐS đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. Do “thiếu cung” trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung - cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng “cung - cầu” vừa bị mất cân đối “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước từ đất đai và thị trường BĐS chưa tương xứng với tiềm năng.

HoREA cũng đưa ra kiến nghị về giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” về tính “tiền sử dụng đất” dự án nhà ở thương mại giúp làm tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.

Ngoài ra, Hiệp hội đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường BĐS.

BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng khởi sắc mạnh mẽ sau dịch

Mở cửa du lịch hậu Covid-19 đã thổi luồng sinh khí mới vào Đà Nẵng - thủ phủ du lịch nổi tiếng của Việt Nam. BĐS nghỉ dưỡng tại thành phố bên bờ sông Hàn đang phục hồi nhanh chóng, khi lượng khách du lịch và công suất phòng tăng mạnh thời gian qua.

Là thị trường trọng điểm về du lịch của cả nước, ở thời điểm hiện tại, các cơ sở lưu trú của Đà Nẵng đang đón dòng khách quốc tế và nội địa trở lại đông đảo. Số liệu thống kê từ Sở Du lịch thành phố cho biết, trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lượng khách tham quan, du lịch thành phố Đà Nẵng đạt gần 78.000 lượt khách. Trong đó, lượng khách theo các đường bay quốc tế và nội địa ước đạt 38.979 khách với 262 chuyến bay từ Singapore, Thái Lan, Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng...

Theo khảo sát của phóng viên với một số khách sạn 5 sao trên đường Võ Nguyên Giáp – trục đường ven biển lớn nhất Đà Nẵng ghi nhận sự khởi sắc này. Công suất phòng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và lượng khách đặt booking vào dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới đều tăng mạnh với những con số ấn tượng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 21/4 - Ảnh 2
Du lịch Đà Nẵng sẵn sàng "bứt tốc" sau dịch Covid-19.

Sau giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, thị trường BĐS Đà Nẵng đang từng bước phục hồi. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường, Đà Nẵng hiện là thị trường dẫn đầu cả nước về tốc độ phục hồi nhu cầu tìm kiếm và giao dịch BĐS. So với thời điểm trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4 vào tháng 4/2021, nhu cầu giao dịch BĐS tại thị trường này đã phục hồi gần 70%. Thị trường BĐS Đà Nẵng tháng 2/2022 cũng ghi nhận mức độ quan tâm tăng trung bình hơn 20% so với quý IV/2021.

Doanh nghiệp BĐS ngại làm nhà ở xã hội

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã khởi công 7 dự án với tổng số khoảng 23.965 căn, trong đó nhà ở xã hội 5 dự án quy mô 20.765 căn.

Chia sẻ tại Hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho hay, Chương trình phục hồi phát triển kinh tế là cơ hội với thị trường BĐS. Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường BĐS lớn nhất là vốn thì nay sẽ khác. Với gói hỗ trợ lãi suất 2% của các NHTM cho doanh nghiệp khi vay ngân hàng để phát triển dự án, dự kiến khoảng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ hay 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cho đối tượng thuê, mua nhà ở vay với lãi suất thấp dẫn tới lo ngại là lấy đâu ra nguồn cung để cho người dân mua nhà ở xã hội.

Điều này có nghĩa là muốn giải ngân 15.000 tỷ thì phải có nguồn cung nhà ở xã hội cho người dân, có cung mới tiêu được cầu. "Như vậy, chúng tôi lo rằng, trong 2 năm liệu có tiêu hết 15.000 tỷ, phải tính tới nguồn cung? Ngoài ra, còn gói hỗ trợ gián tiếp 114.000 tỷ qua đầu tư kết cấu hạ tầng. Đầu tư kết cấu hạ tầng tác động đầu tiên tới kinh tế, sau đó là BĐS", ông Khởi nhấn mạnh.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 21/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới