Doanh nghiệp Việt cảnh giác nạn lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Italy
Thương vụ Việt Nam tại Italy, Bộ Công Thương vừa đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp Việt cần cảnh giác khi ký kết hợp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán bởi đã xuất hiện nhiều trường hợp đối tác Italy không trả tiền hàng, địa chỉ giao hàng giả mạo.
Italy - Thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Italy đạt 3,18 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Italy 2,32 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là máy móc, thiết bị, điện thoại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép, cà phê, hàng dệt may, hàng thủy sản…
Theo Thương vụ Việt Nam tại Italy, là một thành viên của EU, khó khăn doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Italy cũng tương tự như xuất khẩu sang EU. Trong đó nổi cộm là tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về chứng nhận, bao bì...
Bên cạnh đó, khi hợp tác với các doanh nghiệp Italy, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp một số khó khăn riêng, như: Môi trường pháp lý rất phức tạp, đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.
Truyền thống thương mại của người Italia đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italy kinh doanh… khó chấp nhận đối tác mới.
Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU ( EVFTA) giúp hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu đãi, có khả năng cạnh tranh và chen chân vào chuỗi cung ứng của đối tác Italy.
Doanh nghiệp Việt cận trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu
Các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý khi ký kết hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng sang Italy và lựa chọn phương thức thanh toán an toàn.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để phối hợp xác minh tính chính xác thông tin đối tác, tránh bị lừa đảo.Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng chỉ ra khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này là tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về chứng nhận, bao bì...
Khi hợp tác với doanh nghiệp nước này, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với môi trường pháp lý phức tạp, đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả.
Các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.
Để doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn, Thương vụ Việt Nam tại Italy cho hay: Tiếng Italy là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng ở tất cả các vùng nên việc trao đổi thư từ với các công ty, nhất là những lần liên hệ ban đầu nên được ưu tiên bằng tiếng Italy.
Doanh nghiệp nên xem trước các ngày nghỉ lễ để chủ động sắp xếp thời gian phù hợp trước mỗi kỳ sang đây công tác bởi từng địa phương sẽ có những ngày lễ thánh tùy vào truyền thống từng khu vực.
Đáng lưu ý, tiền tệ chính thức của nước này là euro còn USD không được chấp nhận rộng rãi. Do đó, dù ngân hàng cho phép mở tài khoản bằng USD nhưng phải đổi sang euro khi sử dụng. Tất cả các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các giao dịch ngoại hối.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Italy có thể cung cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam cả về phương thức thanh toán được sử dụng, điều khoản hợp đồng và chia sẻ thông tin thương mại khi đàm phán và cách thức thực hiện hiệu quả tránh rủi ro.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng tác động của Hiệp định EVFTA là một xung lực rất tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng rất cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200%. Còn với các nhóm hàng truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu mạnh từ trước khi có hiệp định như dệt may, da giầy, đồ gỗ… thì khi có EVFTA cũng đạt mức tăng trưởng từ khoảng 10 - 15%.
Tuy vậy, với một thị trường lớn với những tiêu chuẩn rất khắt the, theo ông Hải, việc tuân thủ đúng các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ là rất quan trọng, bởi đây vừa là hàng rào nhưng cũng là công cụ để giúp cho các doanh nghiệp có thể tận dụng được ưu đãi từ hiệp định này, tránh chuyện gian lận xuất xứ từ các nước cạnh tranh khác.
Vân Trần