Chủ nhật, 24/11/2024 09:31 (GMT+7)
Thứ ba, 05/10/2021 16:59 (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt gìn giữ và nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều loại khoáng sản quý có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta còn manh mún, giá trị và hiệu quả sử dụng chưa cao.

Bài toán này đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng phải đầu tư công nghệ khai thác và chế biến hiện đại, không ngừng đổi mới và nghiên cứu nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững cho ngành khoáng sản Việt Nam.

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đang tham gia vào khai thác và chế biến sâu Vonfram tại Việt Nam phải kể tới là Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials. Đây là công ty thành viên của Tập đoàn Masan - một trong những Doanh nghiệp tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.

Mục tiêu của Masan High-Tech Materials là trở thành nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu tiến tiến công nghệ cao có tính quyết định đối với sự đổi mới và sáng tạo toàn cầu.

Nâng tầm giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Nước ta có trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, gồm hơn 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau đã được tìm thấy. Có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Trong đó, phải kể tới Vonfram Núi Pháo chiếm 30% nguồn cung toàn cầu. Mỏ Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) do Masan High-Tech Materials khai thác và quản lý được đánh giá là mỏ Florit và Vonfram lớn nhất thế giới (ngoài Trung Quốc).

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng hoạt động khai thác chưa tương xứng với tiềm năng là thực tế bất cập của Việt Nam. Chủ yếu khai thác ở quy mô vừa và nhỏ, chỉ riêng than và Vonfram là được khai thác quy mô lớn, công nghệ hiện đại. 

Doanh nghiệp Việt gìn giữ và nâng tầm giá trị khoáng sản Việt - Ảnh 1

Nhận thấy sự cần thiết của việc khai thác, bảo vệ, nâng tầm giá trị nguồn tài nguyên Vonfram quý giá của Việt Nam, năm 2010, sau khi mua lại từ doanh nghiệp nước ngoài và tái cấu trúc Dự án Núi Pháo, Tập đoàn Masan đã tái khởi động Dự án Núi Pháo.

Mỏ đa kim Núi Pháo được coi là mỏ phức hợp nhất thế giới với 4-5 dòng sản phẩm trên một thân quặng duy nhất. Trong khi rất nhiều mỏ khác trên thế giới thường chỉ tập trung vào 1 đến 2 dòng sản phẩm chính thì NuiPhao Mining tập trung khai thác và chế biến cả 4 dòng sản phẩm bao gồm Vonfram, Fluorit, Bismut và Đồng. Đây chính là thử thách đối với chủ đầu tư cũng như các chuyên gia trong ngành khai thác khoáng sản, đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ và tài chính.

Khai thác và chế biến Vonfram tại mỏ Núi Pháo được Masan High-Tech Materials đầu tư bài bản theo phương thức bền vững và nâng cao giá trị tài nguyên bằng công nghệ hiện đại. Nếu như các doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác thô thì Masan High-Tech Materials tập trung vào cả khai thác và chế biến sâu để nâng cao giá trị khoáng sản.

Masan High-Tech Materials được coi là nhà cung cấp sản phẩm Vonfram cận sâu hàng đầu thế giới cho các ngành công nghiệp chủ chốt như ô tô, hàng không, sản xuất hóa chất, xây dựng, điện tử, năng lượng, kĩ thuật, khai thác mỏ và chế tạo công cụ.

Masan High-Tech Materials hợp tác chặt chẽ với các khách hàng trên toàn thế giới. Công ty được đối tác nước ngoài đánh giá là có nguồn cung tài nguyên chiến lược đáp ứng tốt nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao được sản xuất từ nguyên liệu Vonfram sơ cấp hoặc Vonfram tái chế.

Tại Việt Nam, Masan High-Tech Materials sở hữu Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo quản lí và vận hành mỏ Vonfram và Florit lớn nhất thế giới. Đồng thời cũng sở hữu Công ty TNHH Vonfram Masan (Masan Tungsten) cung cấp các sản phẩm APT, BTO & YTO chất lượng cao từ tinh quặng sơ cấp. Các sản phẩm hóa chất Vonfram như APT, YTO, BTO được Bộ Công Thương công nhận là các sản phẩm công nghiệp có độ tinh khiết trên 99%.

Để ghi nhận đóng góp của Masan High-Tech Materials đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, Masan Tungsten đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận “Hoạt động ứng dụng công nghệ cao”. 

Năm 2020, Masan High-Tech Materials đã mua lại H.C. Starck Tungsten Powder - một trong những nhà tái chế Vonfram lớn nhất châu Âu, phục vụ khách hàng trên toàn thế giới với các tổ hợp sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc.

Việc mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C Starck Tungsten Powders với lịch sử hơn 100 năm hoạt động đã mang lại cho Masan High-Tech Materials các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU và APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc; một nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh. 

Sẵn sàng nguồn lực hướng tới trở thành đại diện tiêu biểu cho ngành chế biến vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu 

Là công ty thành viên của Tập đoàn Masan – Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp khai khoáng có nguồn lực tài chính, thế mạnh nổi trội trong nghiên cứu phát triển sản phẩm. Đồng thời, Tập đoàn Masan cũng có chiến lược bài bản để Masan High-Tech Materials có thể nâng tầm giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thiết lập vị thế Việt Nam trên bản đồ khoáng sản thế giới và vươn xa toàn cầu. 

Ông Craig Bradshaw – Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials chia sẻ: “Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển các vật liệu khoáng sản tiên tiến, mang tính chiến lược và cùng với các đối tác hàng đầu toàn cầu khác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp cung ứng ổn định, dài hạn nhằm hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vị thế trên thị trường của chúng tôi chủ yếu dựa vào năng lực đổi mới sáng tạo và chuyên môn cao về công nghệ.”

Kể từ khi tái khởi động Dự án Núi Pháo năm 2010, Masan High-Tech Materials đã quy tụ một đội ngũ các chuyên gia khai khoáng đẳng cấp quốc tế. Đó là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các dự án trong khu vực với các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Cuối năm 2020, Công ty có 2.010 nhân viên tại các cơ sở sản xuất tại 7 quốc gia trên toàn cầu. Tại Việt Nam, số lượng nhân viên làm việc trực tiếp là 1.403 người, trong đó chuyên gia nước ngoài chiếm 5% nhân lực của Công ty. Tỉ lệ chuyên gia nước ngoài ngày một giảm dần là kết quả của công tác đào tạo cải tiến kỹ năng và chuyển giao công nghệ cho chuyên gia người Việt. 

Từ năm 2017, Công ty đã xây dựng một phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, cải tiến về hiệu quả, hiệu suất và các giải pháp công nghệ mới cho dây chuyền sản xuất. Masan High-Tech Materials luôn áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến nhất với tất cả các sản phẩm của Công ty như Vonfram, Bismut, Florit.

Đặc biệt, Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp duy nhất trong ngành khai khoáng ở Việt Nam áp dụng phần mềm quản lý khai thác và chế biến hiện đại của thế giới. Điều này giúp giảm thiểu sự thất thoát tài nguyên và tối ưu hóa giá trị tài nguyên thiên nhiên bằng cách vận hành dây chuyền sản xuất hóa chất Vonfram theo công nghệ của Đức.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại và dây chuyền sản xuất tiên tiến đã giúp Masan High-Tech Materials đảm bảo giảm thiểu tối đa sự thất thoát tài nguyên và tối ưu hóa giá trị tài nguyên thiên nhiên, với tỷ lệ thu hồi khoáng sản trên 96%. 

Masan High-Tech Materials nỗ lực không ngừng để chứng minh với thế giới, một doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng và dẫn dắt ngành vật liệu công nghệ cao trên toàn thế giới. Để làm được điều đó, Masan High-Tech Materials đặt trọng tâm trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh là đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn có khả năng phát triển các sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật khắt khe của khách hàng trên toàn thế giới.

PV

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt gìn giữ và nâng tầm giá trị khoáng sản Việt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới