Chủ nhật, 24/11/2024 09:35 (GMT+7)
Thứ năm, 14/03/2024 11:12 (GMT+7)

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh

Theo dõi KTMT trên

Bắc Ninh nói riêng xưa nay có phong tục hễ ai đến tuổi 50 là làm lễ trình làng để được vào các cụ. Đây là nét văn hoá riêng của vùng miền, tuy nay đã có nhiều thay đổi nhưng một số địa phương vẫn giữ nguyên được nét văn hoá ngàn năm ấy.

Sáng 13/3, (tức 04/2 âm lịch), tại đình Phú Lộc, khu Nghi Khúc, phường An Bình (thị xã Thuận Thành) tổ chức “Dâng lễ xôi - gà” để nhập đình cho các cụ từ 49 lên 50 tuổi.

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 1
Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 2
Nghi thức dâng rượu tế lễ tại đình Phú Lộc.

Lễ hội làng Bưởi Cuốc xưa (nay là khu Nghi Khúc) diễn ra vào ngày mồng 04/2 âm lịch hàng năm, có lệ thi xôi - gà trình thánh tuổi 50. Gia đình nào trong khu có người đến tuổi 50 phải trình xôi, gà sẽ được dân làng báo trước 01 năm để chuẩn bị nuôi gà.

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 3
Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 4
Xôi gà tế lễ tại đình trước khi mang ra dự thi.

Gà cúng dâng vào đình phải được lựa chọn kỹ càng, gà trống có trọng lượng từ 4,5kg trở lên, mào đỏ, móng sắc nhọn. Để đáp ứng những tiêu chí khắt khe đó, người dân trong làng thường chọn những giống gà Hồ, gà Đông Tảo, gà lai Pháp… Gà được chọn phải nhốt riêng, không được cho ăn thức ăn bẩn, cơ bản là gạo xay, ngô đỏ và nước sạch.

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 5
Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 6
Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 7

Gà đạt giải sẽ được đặt lên vị trí đầu.

Khi thịt gà mang ra đình lễ thánh yêu cầu phải có chuyên môn từ lúc cắt tiết cho đến vặt lông và mổ phải cẩn thận không để trầy xước da và bất kể bộ phận nào của gà, rồi khâu lại các vết cắt tiết và mổ, dùng các thanh tre lạt buộc cố định để gà đứng được, rồi mới cho vào xoong, đun nước sôi dội từ đầu xuống, khi nước ngập đun nước sôi lăn tăn, tắt bếp ngâm gà từ 6 - 8 tiếng mới vớt ra, cho đứng trên mâm, cởi hết tre lạt.

Bên cạnh gà, xôi dâng lên Lạc Thị Tam Đại vương cũng được làm cẩn thận, gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm, phải loại bỏ hạt đốm, vàng, đen, đem vo gạo đến trong nước rồi đem ngâm và đãi sạch mới nấu thành xôi. Khi bày lên mâm xôi phải có bề mặt mịn, không có vết nứt và có màu trắng tinh, đáp ứng từ 15 - 20kg một mâm xôi.

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 8

Mâm lễ xôi được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm dẻo.

Sau khi tế lễ tại đình, lễ xôi - gà sẽ được mang ra sân đình dự thi. Người chấm thi lấy tuổi 54 của làng cùng người có chuyên môn. Tiêu chuẩn xôi phải trắng, mặt phẳng một màu từ trên xuống dưới, bốn mâm xôi sẽ lấy một giải, tất cả đồng giải Nhất. Tiêu chuẩn gà đạt giải phải đứng trên mâm không đổ, màu da vàng, hai cánh thẳng, đầu mỏ không chổng lên, không trúc xuống, không thiếu bộ phận nào của cơ thể con gà, nếu thiếu sẽ bị loại ngay, đặc biệt lông tơ phải sạch sẽ, đến khi chặt gà kiểm tra một nhát theo dọc xương sống nếu gà bị đỏ cũng bị loại. Mỗi mâm xôi, gà được giải, nhà đình sẽ thưởng một quả cau, một lá trầu và một chữ "Lộc".

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 9

Xôi đạt giải được thưởng một quả cau, một lá trầu.

Tương truyền rằng, những người được giải xôi, gà sẽ có một năm làm ăn phát đạt, hạnh phúc  và viên mãn. Lễ hội Phú Lộc đình Xuân Giáp Thìn 2024 có 03 gà, 03 xôi đồng giải Nhất.

Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 10
Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh - Ảnh 11

Chủ nhân của các mâm lễ xôi - gà đẹp nhất được trao quà và tôn vinh tại đình.

Phong tục lễ xôi - gà thể hiện sự tài hoa, tâm huyết, đồng thời là nét văn hóa đặc sắc từ xa xưa của Nhân dân khu Nghi Khúc, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Đôi nét đắc sắc về “Lễ xôi tuổi 50” ở Bắc Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới