Chủ nhật, 24/11/2024 08:49 (GMT+7)
Thứ sáu, 31/05/2019 06:00 (GMT+7)

Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Theo dõi KTMT trên

Những năm trở lại đây, để tiện cho việc gieo sạ vụ tiếp theo thì người nông dân đã đốt rơm rạ ngoài đồng sau khi thu hoạch lúa. Việc đốt rơm rạ như hiện nay không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Kỳ 1: Ông chủ doanh nghiệp "khét tiếng" xứ Huế "chiếm" đất làm nhà vườn

Hình ảnh người nông dân Thừa Thiên - Huế đốt rơm sau mùa thu hoạch:

Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 1
Cánh đồng lúa chín thơm ngát chuẩn bị thu hoạch...
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 2
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 3
Bà con nông dân đốt rơm ngay trên ruộng lúa sau thu hoạch.
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 4
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 5
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 6
Đốt rơm ngoài đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và chai cứng.
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 7
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 8
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 9
Bên cạnh đó, việc đốt rơm sẽ bỏ đi 1 lượng phân bón, chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa và tiêu diệt côn trùng có ích nên làm mất cân bằng sinh thái trên ruộng lúa.​​​​​​
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 10
Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - Ảnh 11
Đặc biệt, việc đốt rơm ngoài đồng và gần khu đô thị sẽ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tầm nhìn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông.

Các nhà khoa học đã chỉ rõ, rơm rạ là một nguyên liệu đa dụng, không phải là rác thải. Cho nên, đốt rơm rạ vừa lãng phí tài nguyên vừa gây ô nhiễm môi trường.

Rơm rạ, thân cành lá lúa, là phần thải ra sau khi được tuốt hạt. Phần rơm rạ này chiếm hơn một nửa trọng lượng các cây lương thực như lúa, nếp, lúa mì, lúa mạch… Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo 100 gam trọng lượng khô có: 60 g cellulose, 14 g lignin, 3,4 g đạm, 1,9 g chất béo. Nếu tính theo nguyên tố thì carbon 44%, hydro 5%, oxy 49%, nitơ 0,92%, chất vi lượng như phốt pho, lưu huỳnh, kali...

Ngày trước, nhiều nông dân thường coi rơm rạ là phế phẩm nông nghiệp nên đem đốt bỏ sau vụ thu hoạch lúa. Hiện nay, khoa học nông nghiệp chỉ ra nhiều cách sử dụng rơm rạ có thể thực hiện đại trà nhiều nơi:

Làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt ở những nơi hoặc trong mùa thức ăn hiếm ít. Hiện nay, nhiều nông dân còn biết ủ rơm kỵ khí ngay trên đồng ruộng để có loại rơm chất lượng hơn cho gia súc.

Trồng nấm rơm: Hiện nay đã được canh tác rất phổ biến ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Đây là một loại nông sản rất tốt, có giá trị kinh tế khá cao.

Vùi rơm rạ vào đất: Đây là cách khá đơn giản, giúp đất trồng có thêm đạm và chất hữu cơ hơn. Rơm chứa hầu hết là chất hữu cơ, nếu vùi vào đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Sản xuất phân bón hữu cơ với các công đoạn sau: Cho chế phẩm vi sinh cùng với nước và phân NPK lên rơm, rạ; Phủ nilon và trát bùn kín. Sau 3 tuần rơm rạ mủn ra thành phân bón cho cây trồng. Dùng phân hữu cơ để bón lót, sẽ giảm được 30% lượng phân bón hóa học, và tăng năng suất cây trồng lên 7%.

Sản xuất than sinh khối: Theo TS Mai Văn Trịnh, Phó Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, rơm rạ được đưa vào lò và nung yếm khí với nhiệt độ 500- 600 độ C dưới áp suất lớn. Các-bon không bị cháy toàn bộ mà ở dạng giữa khoáng và hữu cơ và hơi tỏa ra từ các lò đốt chỉ là hơi nước. Sau một vài giờ, nguồn sinh khối này sẽ chuyển thành than và nông dân có thể dùng bón cho cây trồng. Than sinh học sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa đất, chống bạc màu, giảm độ chua.

Sản xuất ethanol. Ethanol là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp.

Sản xuất giấy: Năm 2008, Vinatech cùng với tập đoàn Taise và Ohhara (Nhật Bản) ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ. Dây chuyền này sẽ dùng rơm rạ, bã mía…để sản xuất bột giấy.

Sản xuất vật liệu xây dựng: bê tông siêu nhẹ, đệm lót vận chuyển hàng hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả, v.v…

Sản xuất năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; nhiên liệu sinh học; than đóng bánh.v.v….

Phi Hoàng - Anh Thắng

Bạn đang đọc bài viết Đốt rơm rạ ngoài đồng, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới