Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh, giờ là lúc cần chấm dứt việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, hướng tới một nền kinh tế xanh và công bằng hơn trong tương lai.
Một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hành động quốc tế phối hợp và liên tục sẽ rất cần thiết để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương, khôi phục niềm tin thị trường, ngăn chặn rủi ro tài chính và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19.
Một chỉ số mới đo lường mức độ bất ổn toàn cầu liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đã tăng lên mức cao kỷ lục.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu trong năm 2020 thậm chí có thể nhiều hơn năm 2009 và sẽ đòi hỏi một cách phản ứng chưa từng có tiền lệ.
Dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, với dự báo tốc độ tăng trưởng năm nay sẽ bị suy giảm. Các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức khu vực và các nước tiếp tục tìm cách hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, song không tránh khỏi “bóng mây” bao phủ nền kinh tế toàn cầu.
IMF cho rằng tác động của dịch bệnh tới niềm tin của thị trường và các biện pháp nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan đang tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm.
Phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, bà Georgieva cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm ở mức 0,1-0,2% do tác động của dịch Covid-19 (nCoV).
Số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đưa ra cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 0,8% và gây nhiều thiệt hại hơn trong những năm tới. Đầu năm nay, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ mất 0,5% trong năm tới do tác động từ các mức thuế quan.