Lúc 7h ngày 30/11, hệ thống quan trắc không khí PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu hết các khu vực trong Hà Nội và một số nơi lân cận đều ở ngưỡng đỏ, không tốt cho sức khỏe.
Trong báo cáo được công bố ngày 16/10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.
Hà Nội đang tiến hành kiểm kê nguồn phát thải, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm sau. Từ các kết quả này, có thể dự báo chất lượng không khí trước một, hai ngày và thông tin về chất lượng không khí sẽ được đưa lên bản tin dự báo thời tiết để người dân cập nhật thông tin về tình hình môi trường.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến môi trường không khí của Thủ đô, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 1/10, ông Vũ Đăng Định - Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội khẳng định, chất lượng không khí của thành phố đang suy giảm mạnh có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em.
Sáng nay (2/10) chất lượng không khí ở Hà Nội có cải thiện so với ngày hôm qua, từ mức cảnh báo màu nâu nguy hại trở về cảnh báo màu đỏ. Tuy nhiên, theo xếp hạng của Airvisual, không khí Hà Nội hôm nay vẫn ô nhiễm nhất thế giới.
Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho rằng các thiết bị đo đạc của các trang như Air Visual hay Pam Air cũng chưa hẳn đã chính xác bởi đây có thể là các thiết bị nhập từ nước ngoài, công thức, và cách tính chỉ số AQI sẽ thích hợp hơn với điều kiện khí hậu nước đó....
Sáng nay (30/9) chất lượng không khí ở Hà Nội có xu hướng nghiêm trọng hơn khi có nhiều điểm đo vượt qua ngưỡng đỏ lên ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người).
Sáng nay (29/9) chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi đó, tại TP.HCM, chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể.
Nhiều ngày gần đây, theo thống kê của trang Air Visual, chất lượng không khí (AIQ) ở Hà Nội liên tục bị đánh giá ở mức độ kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
UBND TP Hà Nội vừa đồng ý tiếp nhận 18 thiết bị cảm biến quan trắc chất lượng không khí do Cơ quan hợp tác phát triển Đức hỗ trợ lắp đặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Sáng nay (25/9), chất lượng không khí tại Hà Nội và TP. HCM tiếp tục ở mức ô nhiễm nặng (thuộc nhóm cảnh báo màu đỏ) - đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khoẻ của người dân.
Trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư…
Ngày 15/9, bầu không khí ở thủ đô Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng ở hầu hết các quận. Trong sáng hôm nay (16/9), chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn ở mức kém.