Bản ghi nhớ hợp tác là điều kiện ban đầu để UBND tỉnh Thái Nguyên và SaigonTel hợp tác trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. SaigonTel sẽ đồng hành cùng tỉnh Thái Nguyên trong việc xúc tiến, mời gọi các dự án đầu tư vào lĩnh vực tăng trưởng xanh của tỉnh.
VUSTA tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật" cho GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam - Trưởng Ban khoa học.
Năm 2023, thế giới đã ghi nhận nhiều thảm họa thiên nhiên và được coi là năm cháy rừng gây thương vong nhiều nhất tính từ đầu thế kỷ 21. 400 triệu ha rừng bị thiêu rụi cùng hơn 250 người thiệt mạng do cháy rừng trên khắp thế giới.
Khởi công xây dựng đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự kiến xây dựng sân bay thứ 2 vào năm 2040, Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2... những sự kiện môi trường nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong năm 2023.
Bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua; Thành lập Hội đồng EPR quốc gia,... những sự kiện môi trường nổi bật của Việt Nam và thế giới trong năm 2023.
Thông tin trên được Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường cho biết tại Hội thảo Tổng kết Dự án Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 2. Sự kiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức.
Nhiên liệu hóa thạch là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Hội nghị COP28 tại Dubai. Tuy nhiên trong dự thảo mới dài 21 trang vừa được Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber công bố lại không kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Theo đề án về phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 mới được phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam phấn đấu có 50% diện tích trồng trọt sử dụng phân bón hữu cơ vào năm 2050.
Smart refill- sản phẩm của Spin off GreenTech – ĐHQGHN nhận được nhiều sự quan tâm của các cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và khách hàng trong sự kiện 30 năm Ngày Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN và 117 năm truyền thống.
Theo Cục Lâm nghiệp, năm 2024 đề ra nhiệm vụ sẽ khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái. Ngoài ra công tác quản lý, phát triển rừng đã đạt được nhiều kết quả, góp phần phát triển “mảng xanh” của đất nước.
Vừa qua, Hội nghị COP28 đã kết thúc tuần họp đầu tiên với nhiều tín hiệu tích cực về hành động chống biến đổi khí hậu. Một số kết quả đạt được có thể kể tới như cam kết làm mát toàn cầu, khởi động nền tảng tài chính xanh, Quỹ Tổn thất và thiệt hại,...
Cùng với sự hợp tác mạnh mẽ và những sáng kiến nhằm giải quyết rác thải nhựa, Việt Nam đang là một trong quốc gia hàng đầu thế giới trong việc giúp hành trình xanh, sạch, đẹp hơn.
Trong khuôn khổ hội nghị COP28, 63 quốc gia đã chính thức cam kết chung về việc cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến việc làm mát. Bên cạnh đó là phát triển nền tảng hợp tác quốc tế cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực tài chính bền vững.
Đã có 150 quốc gia đồng ý cam kết chung về mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, 13% trong số các quốc gia mới ít nhất một lần đưa ra các kế hoạch cụ thể để giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch. Điều này có thể khiến các cam kết trở thành “lời hứa suông".
Tập đoàn năng lượng xanh lớn nhất thế giới Copenhagen Infrastructure Partners (CIP - Đan Mạch) đang lên kế hoạch đầu tư hơn 10 tỷ USD để triển khai dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, Bình Thuận. Dự kiến hoàn thành trước 2030.
Ngày 30/11, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (COP28) đã được khai mạc tại Dubai. Trong ngày đầu tiên COP28 đã chính thức thông qua quỹ bồi thường giúp các quốc gia nghèo đối phó với các thảm họa thiên tai.
Với hơn 15.000kg rác thải nhựa được thu gom từ Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa trên sông Hồng”, nhiều chuyên gia đánh giá đây là dấu hiệu tích cực cho thấy vấn đề rác thải nhựa đã dần được kiểm soát.
Trong đề án Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký ngày 27/11/2023, đến năm 2030 diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt một triệu héc-ta.