Chủ nhật, 24/11/2024 05:01 (GMT+7)
Chủ nhật, 20/09/2020 06:15 (GMT+7)

La Nina quay trở lại, bão sẽ dồn dập từ nay đến cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, hiện tượng La Nina đang quay trở lại, mang theo mưa bão nhiều hơn vào những tháng cuối năm 2020.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, có 60% khả năng xảy ra hiện tượng La Nina trong khoảng thời gian từ tháng 9 - 11/2020.

La Nina là hiện tượng trái ngược với El Nino, xảy ra sau khi El Nino kết thúc với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino. La Nina xảy ra khi lớp nước biển bề mặt lạnh đi bất thường, làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua. El Nino thường khiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên, gây ra các hiện tượng khí hậu như mưa lớn, lũ lụt và hạn hán, trong khi La Nina có xu hướng tạo ra các tác động ngược lại.

Ở nước ta, sau nửa đầu mùa khá yên ắng, ngày 18/9, bão số 5 đã đổ bộ vào khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Có thể nói, bão số 5 chính là mốc đánh dấu sự gia tăng ảnh hưởng của các cơn bão tới nước ta vào cuối năm nay.

La Nina quay trở lại, bão sẽ dồn dập từ nay đến cuối năm - Ảnh 1
La Nina gây ra các hiện tượng khí hậu như mưa lớn, lũ lụt và hạn hán. (Ảnh minh họa: Internet)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trạng thái khí quyển chuyển sang hiện tượng La Nina, ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, sẽ xảy ra mưa lũ, bão lụt nhiều hơn bình thường.

Việc gió tín phong (gió mậu dịch) trên vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực xích đạo thổi mạnh hơn bình thường sẽ đẩy dòng nước ấm về phía Tây của Thái Bình Dương, trong khi phía Đông sẽ được thay thế bằng dòng nước lạnh. Việc nhiệt độ bề mặt nước biển ở đây lạnh đi so với thông thường từ 0,5oC trở lên được gọi là hiện tượng La Nina. Dòng nước ấm bị đẩy về phía Tây khiến bề mặt biển nóng lên, cung cấp lượng hơi nước dồi dào, dễ dàng hình thành các cơn bão. Đó là lý do vì sao Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác thường phải hứng chịu bão, mưa lũ dữ dội do La Nina.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực này tiếp tục lạnh đi và sẽ chuyển hoàn toàn sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 sang đầu năm 2021 với xác suất khoảng 65 - 70%.

Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1950 đến nay, ở Việt Nam đã xuất hiện 18 đợt La Nina. Trong đó, đợt dài nhất kéo dài 32 tháng (tháng 7/1998 - 2/2001).

Đợt La Nina gần đây nhất xảy ra từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018, kéo dài trong 6 tháng. Đợt La Nina này tác động đến số lượng xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) hoạt động trên Biển Đông đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, với 20 XTNĐ xuất hiện trong năm 2017. Tác động của đợt La Nina này khả năng sẽ không mạnh hơn tác động của đợt La Nina 2017 - 2018.

Nếu La Nina xuất hiện vào các tháng cuối năm nay thì có khả năng xuất hiện kỷ lục về nhiệt độ tối thấp ở phía Bắc, kỷ lục về mưa lớn ở Miền Trung. Tính đến nay, kỷ lục nhiệt độ tối thấp ở phía Bắc được ghi nhận trong lịch sử quan trắc của Việt Nam là – 4,7oC xảy ra ngày 2/1/1974 tại trạm Cò Nòi, tỉnh Sơn La. Kỷ lục mưa lớn ở miền Trung được ghi nhận là 977.6 mm/ngày, ghi nhận vào ngày 30/11/1999 tại trạm Huế.

Chuyên gia khí tượng nhận định mùa đông tại miền Bắc năm nay đến sớm và có nền nhiệt thấp hơn trung bình nhiều năm. Các đợt rét kỷ lục có thể xuất hiện.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết La Nina quay trở lại, bão sẽ dồn dập từ nay đến cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới