Chủ tịch IFAD Gilbert F. Houngbo nhấn mạnh: "Hậu quả từ dịch Covid-19 có thể đẩy nhiều gia đình ở khu vực nông thôn rơi vào tình trạng nghèo, đói ăn và tuyệt vọng hơn."
Dịch Covid-19 có thể làm tăng gần gấp đôi số người bị mất an ninh lương thực khẩn cấp từ 135 triệu người năm 2019 lên tới 265 triệu người vào cuối năm 2020.
Các cú sốc về kinh tế và tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra, chủ nghĩa đa phương, thiếu lòng tin vào toàn cầu hóa... khiến hoạt động tài trợ cho phát triển bền vững trở nên khó khăn hơn.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác trong lịch sử 75 năm của Liên hợp quốc".
Tổng Thư ký LHQ nêu rõ biến đổi khí hậu là mối nguy hiểm rõ ràng đối với toàn thế giới, trong đó nạn châu chấu mà Pakistan và nhiều nước khác đang phải hứng chịu là biểu hiện của mối nguy hiểm này.
Hơn 70% người dân thế giới sống ở các quốc gia có sự bất bình đẳng gia tăng kể từ năm 1990, và sự bất bình đẳng ngày càng tăng đang mang lại lợi ích cho những người giàu nhất. Đây là thông tin được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra trong Báo cáo xã hội thế giới 2020.
Kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 2,5% trong năm 2020, nhưng sự gia tăng các căng thẳng thương mại, tình hình bất ổn tài chính hay sự leo thang căng thẳng địa chính trị có thể ngăn cản đà phát triển.
30% diện tích đất liền và biển trên Trái Đất sẽ trở thành khu vực được bảo vệ vào năm 2030 nhằm đảm bảo khả năng sinh tồn của hệ sinh thái vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với nhân loại.
Trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021:
Ngày 19/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết chọn ngày 7/9 hằng năm là Ngày Quốc tế Không khí sạch cho bầu trời xanh và sẽ kỷ niệm ngày này từ năm 2020.
Khi các nước châu Phi chuẩn bị thực hiện một hiệp định thương mại tự do lịch sử, Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo theo đuổi tăng trưởng kinh tế có lợi cho cả người dân và hành tinh.
Hơn 20 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh sẽ được hưởng lợi từ một dự án của Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm giúp giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua quản lý lâm nghiệp tốt hơn.