Thứ năm, 28/11/2024 02:13 (GMT+7)
Thứ sáu, 09/08/2024 17:20 (GMT+7)

Lộ trình nào hợp lý cho việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia?

Theo dõi KTMT trên

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia là điều cần thiết nhưng tăng theo lộ trình nào để vừa tránh sốc, vừa đạt mục tiêu là vấn đề cần bàn bạc kỹ.

Bộ Tài chính đang đề xuất 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước uống có cồn. 

Phương án 1, điều chỉnh tăng thuế theo lộ trình. Với rượu từ 20 độ trở lên, năm 2026 sẽ áp dụng mức thuế suất 70%; 2027 là 75%; 2028 là 80%, 2029 là 85% và đến năm 2030 mức thuế này sẽ là 90%. Đối với rượu dưới 20 độ, mức thuế suất từ năm 2026-2030 sẽ ở mức 40 - 60%.

Lộ trình nào hợp lý cho việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia? - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

Với mặt hàng bia, Bộ này đề xuất, kể từ năm 2026 - 2030, mỗi năm sẽ tăng thêm 5% để đến năm 2030 mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia đạt 90%.

Phương án 2, rượu từ 20 độ trở lên sẽ có mức thuế 80% vào năm 2026 và đạt mức 100% vào năm 2030. Với rượu dưới 20 độ, thì mức thuế 50% được triển khai từ năm 2026 và đến năm 2030 đạt mức 70%. Riêng mặt hàng bia, từ năm 2026 - 2030 sẽ tăng 5%/năm, đạt mức 80% vào năm 2026 và đạt mức 100% vào năm 2030.

Bộ Tài chính kỳ vọng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế tiêu thụ mặt hàng này, giảm tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện.

Qua ghi nhận từ thực tế, một bộ phận người tiêu dùng khá đồng tình với định hướng của Bộ Tài chính. Tuy vậy, đứng ở góc độ tác động tới lạm phát, nguy cơ tăng sản phẩm nhập lậu, hàng kém chất lượng, các chuyên gia đưa ra nhiều góc nhìn về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm rượu, bia.

Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân- Chủ tịch PwC Việt Nam, đa phần các nước trên thế giới đánh thuế đồ uống theo nồng độ cồn, tức là bia, rượu có nồng độ cồn càng cao, sẽ chịu thuế càng cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay những sản phẩm bia có độ cồn thấp, ít tác hại đến sức khoẻ lại có giá cao nên đôi khi sẽ phải nộp thuế nhiều hơn các sản phẩm có độ cồn cao hơn.

Khi coi nồng độ cồn là nhân tố gây tác hại và chính sách thuế là một trong những công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, điều hướng sử dụng những sản phẩm chất lượng cao, độ cồn thấp để tránh tác hại lên sức khỏe, nhiều ý kiến đề xuất đánh thuế tương đối dựa trên nồng độ cồn với mặt hàng bia, thay vì cào bằng một mức như trước (65%).

Chủ tịch PwC Việt Nam nhận định điều này có nghĩa là cần thiết phải chia biểu mức thuế suất khác nhau tương ứng với độ cồn khác nhau, độ cồn càng cao thì thuế suất càng tăng.

Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia là cần thiết để chống lạm dụng. Tuy vậy, nếu chỉ đơn thuần tăng thuế này thì chưa chắc hành vi tiêu dùng đã thay đổi. Để thay đổi được nhận thức cần cả một quá trình tích lũy.

Do đó, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, phương án hợp lý là tăng thuế năm đầu 10%, chờ vài ba năm tiếp lại tăng 10% nữa, cứ như vậy liên tục tạo ra những đợt sóng truyền thông, tạo ra những tác động để thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.

GS.TS Hoàng Văn Cường cho biết, đến một lúc nào đó sẽ đạt đến mức thuế suất nhưng đến được đích đó trong thời gian dài hay ngắn thì vẫn còn phụ thuộc vào việc thay đổi hành vi nhận thức của người tiêu dùng, cần phải có lộ trình, không nên nóng vội.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Lộ trình nào hợp lý cho việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.
Chi tiết việc sáp nhập xã, phường tại Bắc Ninh
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 66 xã, 50 phường và 05 thị trấn (giảm 05 đơn vị hành chính cấp xã).

Tin mới