Chủ nhật, 24/11/2024 10:40 (GMT+7)
Thứ bảy, 20/06/2020 15:01 (GMT+7)

Lô vải tươi Việt Nam đầu tiên đã cập bến Nhật Bản

Theo dõi KTMT trên

Ngày 20/6, 1 tấn vải tươi đầu tiên xuất đi Nhật bằng đường hàng không đã cập bến, tiếp tục khẳng định giá trị nông sản của Việt Nam tại thị trường này.

Gần 4 tấn vải còn lại (trong tổng số 5 tấn của xuất đi ngày 18/6) sẽ đi bằng đường biển và sau khi đến Nhật Bản sẽ được chào bán rộng rãi tại siêu thị AEON, các đầu mối của các nhà nhập khẩu VIENT Corporation, Yufruit, Sunrise Farm…

Để có thể nhập lô hàng quả vải trên vào Nhật Bản, hai bên đã phải trải qua thời gian khá dài từ năm 2014 trong việc xúc tiến thị trường mở cửa thị trường Nhật Bản, giới thiệu công nghệ bảo quản quả vải tươi, xử lý xông hơi, khử trùng, vận chuyển… Quy trình kiểm tra diễn ra nghiêm ngặt dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng hai bên.

Lô vải tươi Việt Nam đầu tiên đã cập bến Nhật Bản - Ảnh 1
Ông Tạ Đức Minh (áo trắng, từ trái sang) - Thám tán thương mại tại Nhật Bản trong lần giới thiệu quả vải với các đối tác Nhật.

Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại tại Nhật Bản cho biết, thị trường Nhật Bản không phải là thị trường nhập khẩu vải lớn nhưng vẫn có tiềm năng phát triển do hầu hết người tiêu dùng Nhật Bản chưa quen hoặc chưa biết nhiều về quả vải, hương vị, cách ăn.

Lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung ở những người Á Đông vốn đã quen và thích trái vải. Việc tăng cường quảng bá trái vải Việt Nam đến những người dân Nhật Bản để họ biết đến trái vải nhiều hơn là cực kỳ cần thiết. Do vụ thu hoạch vải diễn ra trong thời gian khá ngắn, nên số lượng xuất khẩu ồ ạt trong 1 vụ là không đáng kể.

Lô vải tươi Việt Nam đầu tiên đã cập bến Nhật Bản - Ảnh 2
Lô vải đầu tiên của Việt Nam tại Nhật Bản.

Vì vậy, nhà sản xuất cần tính đến những sản phẩm có tính chế biến sâu, tăng giá trị như vải đông lạnh, nước quả vải tươi, thạch vải hoặc các sản phẩm được chế biến từ quả vải bánh vải, kẹo vải, kem vải.

Dự kiến khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật trong năm nay. Trong đó, Tập đoàn AEON của Nhật Bản dự kiến nhập 10 tấn vải tươi, Công ty Yufruit nhập 2 tấn, Sunrise Farm nhập 1 tấn…Vì vậy, nhà sản xuất cần tính đến những sản phẩm có tính chế biến sâu, tăng giá trị như vải đông lạnh, nước quả vải tươi, thạch vải hoặc các sản phẩm được chế biến từ quả vải bánh vải, kẹo vải, kem vải.

Để đảm bảo lượng hàng, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã và đang phối hợp với một số đầu mối nhập khẩu của Việt Nam như AEON, VIENT Corporation, Yufruit, Sunrise Farm… và đầu mối xuất khẩu của Việt Nam như Công ty Red Dragon, Chánh Thu, Ameii… tiếp tục xúc tiến xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản.

Lô vải tươi Việt Nam đầu tiên đã cập bến Nhật Bản - Ảnh 3
Quả vải Việt tươi nguyên khi đến Nhật

Tại Nhật Bản quả Vải được Hiệp hội nhập khẩu hoa quả của Nhật Bản giới thiệu như là một loại quả có giá trị. Quả vải lần đầu tiên được du nhập vào đảo Izu Oshima Nhật Bản từ năm 1720, đến cuối thời kỳ Edo quả vải đã được đưa đến Kagoshima.

Hiện nay, Nhật Bản nhập quả vải từ 5 quốc gia (theo thống kê của Bộ Tài chính năm 2013). Nhập khẩu nhiều nhất từ Trung quốc khoảng 256 tấn (chiếm khoảng 60%), đứng thứ 2 là Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 127 tấn (chiếm khoảng 30%), đứng thứ 3 là Mexico là 29,7 tấn, đứng thứ 4 là Hoa Kỳ khoảng 1,3 tấn.

Tại Nhật Bản đây là một loại quả quý do số lượng bán ra thị trường rất ít, được trồng chủ yếu tại Okinawa và Kagoshima (năm 2014 sản lượng đạt khoảng 13 tấn được trồng trên diện tích khoảng 11 ha, Kagoshima 8,2 tấn đạt 62%, Miyazaki đạt 3,6 tấn 27%, Okinawa đạt 1,5 tấn 11%). Nếu đạt kế hoạch xuất khẩu 200 tấn vải sang Nhật Bản trong năm nay, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng xuất khẩu.

Bùi Hùng

Bạn đang đọc bài viết Lô vải tươi Việt Nam đầu tiên đã cập bến Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới