Diwali là chuỗi lễ hội truyền thống lớn nhất của người Ấn Độ, được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 10 hay tháng 11, tùy chu kì của mặt trăng. Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với người theo đạo Hindu nói chung và với Ấn Độ nói riêng
Lễ Diwali được xem là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Ấn Độ, được tổ chức vào tháng Ashwin (tháng 10) hoặc tháng Kartika (tháng 11) theo lịch của người Hindu. Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với người theo đạo Hindu nói chung và với Ấn Độ nói riêng. Do người theo đạo Hindu chiếm khoảng 80% trong tổng dân số 1,4 tỷ người ở Ấn Độ nên Diwali được tổ chức linh đình trên cả nước. Trong ngày đầu tiên, Dhanteras (ngày của sự thịnh vượng và giàu có), các tín đồ đạo Hindu thường ra chợ mua thứ gì đó quý giá bởi họ tin rằng việc này sẽ mang lại thịnh vượng và tài lộc cho suốt một năm tiếp theo. Ngày thứ hai gọi là Naraka Chaturdashi hoặc Choti Diwali, là ngày thần Krishna chiến thắng chúa quỷ Narakasura, theo đó có ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối. Vào ngày này, mọi người dậy sớm và thoa dầu thơm lên người trước khi đi tắm gội để gột rửa mọi tội lỗi và ô uế khỏi cuộc sống. Sau đó, họ thắp đèn và cầu nguyện để xua tan bóng tối ngu dốt đồng thời hướng tới một ngày mai tươi sáng, ngập tràn niềm vui. Ngày thứ ba, Lakshmi Puja, là chính hội được gọi là Diwali. Vào ngày này, thần thịnh vượng Lakshmi được tôn thờ với lòng thành kính. Mọi người mặc những trang phục truyền thống mới nhất và đẹp nhất, dâng lễ Puja, thắp đèn/nến và đốt pháo hoa khi mặt trời lặn. Ngày thứ tư là Govardhan Puja hoặc Padva. Người ta nói rằng thần Krishna đã đánh bại Indra vào ngày này bằng cách nâng ngọn núi Govardhan khổng lồ. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và được xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn Govardhan mà Krishna đã phải vượt qua. Các ông chồng thường tặng quà cho vợ vào ngày lễ này. Ngày thứ năm của lễ Diwali được gọi là Bhai Dooj. Vào ngày này, các chị em đến thăm nhà anh trai và thực hiện nghi lễ tilak. Các chị em gái cầu nguyện cho anh trai sống lâu và hạnh phúc, còn các anh trai tặng những món quà quý giá cho em gái. Thức ăn trong 5 ngày lễ cũng rất quan trọng. Trong thời gian Diwali, món ăn phổ biến nhất là mithai. Mithai là món kết hợp giữa một món ăn nhẹ, một món tráng miệng và một món ngọt. Đến Ấn Độ vào dịp này, du khách rất yêu thích món bánh Kaju Katli được làm từ hạt điều và sữa đặc hay những chiếc bánh Khajoor Barfi nhỏ xinh được làm từ quả chà là, hoặc món Rice Kheer, bhaji, gujiya. Trong những ngày lễ trang phục truyền thống cũng mang nhiều màu sắc và thể hiện được văn hóa vùng miền của Ấn Độ. Từ người già đến trẻ em đều mặc quần áo mới, đặc biệt, phụ nữ thường khoác lên mình những bộ sari đẹp nhất để đi lễ, thăm hỏi, gặp gỡ, chúc tụng nhau. Đến Ấn Độ trong những ngày Diwali chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên với tất cả các du khách. Mọi người được cùng nhau đắm mình trong không gian linh thiêng và tín ngưỡng, chứng kiến những màn pháo hoa vang rền rực sáng cả bầu trời. Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo, mọi người cùng nhau ca hát nhảy múa để xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn. Đây cũng là cơ hội để mọi người rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho nhau để cùng chung sống vui vẻ hạnh phúc.
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc. Dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/4, Hội nghị cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết ở Hà Nội trở nên sôi động hơn bao giờ hết, không chỉ người dân Thủ Đô mà du khách từ các tỉnh lân cận cũng muốn tìm những chậu cây, nhành hoa đẹp nhất để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Do ảnh hưởng của bão số 3, TP.Hà Nội hứng chịu cơn mưa lớn kéo dài từ, trong đó có nhiều thời điểm gió giật mạnh khiến nhiều cây xanh đổ gãy và người dân đi lại khó khăn.
Sáng 8/6 vừa qua, Đại hội Hội thiện nguyện “Hành tinh xanh” lần thứ I được tổ chức tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Trong khuôn khổ chương trình, 50.000 cây xanh được trao tặng cho các sở ban ngành trong tỉnh Ninh Thuận.
Khẳng định vai trò và vị trí của trung tâm vùng, tỉnh Thái Nguyên cũng đã khởi công, động thổ, khánh thành, trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư loạt dự án lớn với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Hải Dương vừa phối hợp cùng Tập đoàn AEON Việt Nam tổ chức thành công Lễ khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON Hải Dương, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bức tranh nghệ thuật “Cá chép vượt vũ môn”, trên cánh đồng lúa tại Tam Cốc (Ninh Bình) được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025.
Giá vàng trong nước biến động mạnh tuần qua, có thời điểm vượt 120 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán tăng cao, phản ánh rủi ro đầu tư vàng ngắn hạn.
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay từ ngày 1/8/2025, theo công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 19/4, tại sân khấu Trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty TNHH Vì Tương Lai Việt Nam – Viet Running tổ chức khai mạc Giải chạy Đền Hùng Marathon năm 2025.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là đột phá trong kỷ nguyên bền vững, với các ngành công nghiệp, năng lượng tái tạo và nông nghiệp sạch là trụ cột chiến lược.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.