Cơ quan chức năng xác định Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Văn Oai Lâm Đồng đã có nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông Đa Nhim, đoạn qua xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 4 tỉ người đang gặp tình trạng thiếu nước trầm trọng trong ít nhất 1 tháng mỗi năm và khoảng 1,6 tỉ người (gần 1/4 dân số thế giới) gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung cấp nước sạch và an toàn.
Sau hơn 2 tháng xây dựng các đập thép ngăn mặn, trữ ngọt tại các huyện Châu Thành, Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), nguồn nước trong hệ thống kênh rạch này có nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.
UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt hành chính 370 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hương Dừa, do có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình trạng hồ Đan Kia - Suối Vàng cạn kiệt và bị ô nhiễm do rác thải nông nghiệp trong mùa khô hạn, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đi kiểm tra thực tế.
Nghệ sĩ có biệt danh Brother Nut đã tạo ra một “nồi lẩu khổng lồ” trên sông Nhạc Dương ở Truy Bác, Trung Quốc nhằm thu hút sự quan tâm tới vấn đề môi trường.
Trước hiện tượng nước hồ Tây bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm đặc gây lo lắng trong dư luận, ngày 30/3 Bộ TN&MT đã có văn bản đề nghị quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội khẩn trương triển khai một số biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ.
Những năm qua, để giải quyết tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ - Đáy Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp với tổng kinh phí ước tính hàng nghìn tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh xả thẳng trực tiếp xuống dòng Ngũ Huyện Khê là một trong những "thủ phạm" khiến sông Cầu "hấp hối". Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục thanh tra, xử phạt nhưng các cơ sở này vẫn ngang nhiên xả nước thải.
Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ nguồn nước có thể bị phạt tới 250 triệu đồng và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng.
Sự biến đổi về khí hậu được thể hiện rõ thông qua sự thay đổi của nước và điều này có thể khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Yutaka Matsuzawa, chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VIệt Nam khẳng định nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước.
"Nước sông Hồng chuyển sang màu xanh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, một trong số đó có thể liên quan đến việc nước của con sông này bị ô nhiễm"- TS Đào Trọng Tứ, Phó Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước đã và đang tác động ngày càng sâu sắc đến an ninh nguồn nước của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đảm bảo an ninh nguồn nước đang là thách thức lớn với nước ta.
Năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025, Tổng cục Môi trường cần tập trung xử lý vấn đề chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt; tìm biện pháp giải quyết ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí; chủ động phòng ngừa kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã kiến nghị đưa việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch toàn khóa XIII.
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 3827/UBND-KT ngày 6/12/2020, về việc tăng cường triển khai biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt và ngăn chặn tình trạng xả thải trái quy định gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.