Chủ nhật, 24/11/2024 06:36 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/09/2022 06:57 (GMT+7)

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Thị trường diễn biến ra sao sau cơn sốt đất?

Theo dõi KTMT trên

Hà Nội công bố chính thức Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, cũng là lúc thị trường bất động sản ở khu vực tiếp giáp sôi động không chỉ ở giá đất, mà cả những người có nhu cầu về đất.

Mỗi khi có thông tin liên quan tới Quy hoạch đô thị sông Hồng, thị trường bất động sản các khu vực liên quan đều xảy ra hiện tượng sốt đất. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, một số người dùng đòn bẩy tài chính đã chấp nhận cắt lỗ và giao dịch tại khu vực cũng giảm mạnh so với trước.

Theo thông tin, đầu năm 2021, khi mới chỉ có thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng sẽ phê duyệt và ban hành vào tháng 6/2021 đã khiến giá đất tại nhiều quận, huyện trở nên sôi động. Thời điểm đó, môi giới ở khu vực Long Biên khoe buổi tối vẫn dẫn khách đi xem và khẳng định chắc nịch: “Không mua nhanh, ngày mai chưa chắc còn”. Thậm chí, chỉ trong thời gian ngắn giá đất đã tăng từ 30-50%.

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Thị trường diễn biến ra sao sau cơn sốt đất? - Ảnh 1

Mỗi khi có thông tin liên quan tới Quy hoạch đô thị sông Hồng, thị trường bất động sản các khu vực liên quan đều xảy ra hiện tượng sốt đất. (Ảnh: internet)

Thời điểm đầu năm 2022, theo khảo sát, tại khu vực Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội) đất nằm ở mặt ngõ rộng khoảng 4 m đã có mức giá từ 45-55 triệu đồng/m2. Còn những ngõ xe máy cũng đã có mức giá từ 30-40 triệu đồng/m2, giá đất thời điểm này đã tăng khoảng 20-30% so với thời điểm trước khi có thông tin phê duyệt Quy hoạch đô thị ven sông Hồng.

Khu vực Kim Lan, Văn Đức của huyện Gia Lâm đã trải qua nhiều đợt sốt đất. Thời điểm đầu năm, giá đất theo lời một số "cò đất" rao bán với giá 35-50 triệu đồng/m2 đối với nhà trong ngõ rộng 2-3 m. Mức giá này đã tăng hơn 25% so với thời điểm cuối năm 2021.

Giá đất thổ cư tại Đông Anh, nằm ở mặt ngõ rộng khoảng 2,5 m dao động từ 30-40 triệu đồng/m2. Những mảnh đất nằm ở mặt đường rộng khoảng 4 m, ô tô có thể di chuyển vào được dao động từ 55-65 triệu đồng/m2. Đặc biệt, những mảnh đất nằm ở đường lớn, mức giá đã dao động từ 100-130 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Có thể thấy, mức giá đất tại đây hiện đang ngang ngửa với những vị trí đẹp tại trung tâm Hà Nội.

Mặt khác, ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản các khu vực liên quan tới quy hoạch đô thị ven sông Hồng trở nên vắng khách tương tự nhiều nơi xảy ra “sốt đất” trước đó. Thậm chí, một số trường hợp đã chấp nhận bán lỗ.

Anh T, môi giới bất động sản tại Long Biên cho biết, thời điểm hiện tại, giá đất ở gần khu vực được cho là sẽ xây dựng đô thị sông Hồng đã ngừng tăng từ đầu năm. Lượng khách về mua gần như không có.

Anh T nói: “Vì chưa có thông tin gì mới đến việc quy hoạch đô thị sông Hồng nên giá đã đứng từ đầu năm 2022 rồi lượng khách cũng vắng. Nếu có cũng chỉ có những người có nhu cầu ở thực hỏi nhưng giá này thì nhiều khó mua lắm. Một số nhà đầu tư cũng đang rao bán bằng giá thời điểm sốt nhưng khó bán. Số ít trường hợp vì cần tiền cũng chấp nhận cắt lỗ nhẹ nhưng vẫn chưa bán được. Nhà đầu tư bây giờ cũng không thấy đi gom mua nữa, có lẽ phải đợi thêm thông tin mới”.

Anh H, môi giới bất động sản tại Gia Lâm cho biết, những người tìm mua về khu vực liên quan tới quy hoạch đô thị ven sông Hồng mục đích là đầu tư kiếm lời, còn không có nhu cầu ở thực. Do đó, thời điểm này nhiều người đã bắt đầu phải đóng tiền cho ngân hàng nên cũng đang rao bán.

Anh H nói: “Hiện tượng ồ ạt bán tháo thì chưa xảy ra nhưng cũng có người bán cắt lỗ vì trước đó vay mua. Tuy nhiên, nếu nói tổng thể về khu vực Gia Lâm đang dự kiến sẽ lên quận vào năm 2023 nên nhà đầu tư vẫn có nhiều kỳ vọng ở khu vực này”.

Hay như tại Đông Anh, anh L, chủ phòng giao dịch bất động sản tại khu vực cho biết, thực tế, trong những lần sốt đất theo Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, có một số khu vực đã tăng quá đà.

Anh L chia sẻ: “Với những mảnh đất đã tăng vượt giá trị thực, hiện nay nếu muốn bán cũng phải giảm giá về mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, thời điểm sốt nhiều nhà đầu tư bạo tay chi tiền mua giá cao, nên việc cắt lỗ là chuyện dễ hiểu”.

Theo anh L, hiện nay, giao dịch tại Đông Anh có phần giảm so với thời điểm năm 2021, không bị đóng băng. “Đây mới là thời điểm đầu của giai đoạn mới, nên nhà đầu tư cắt lỗ cũng chưa quá nhiều vì chưa chịu áp lực lớn từ tài chính. Giao dịch thành công vẫn có chứ không đến mức đóng băng. Giá tại một số mảnh đất do tăng cao giai đoạn trước nên đã giảm, còn đa phần vẫn giữ nguyên mức giá cũ”, anh L cho hay.

Thông tin trước đó cho biết, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa công bố, không chỉ có giá đất "nóng" lên từng ngày, mà những khu đất tiếp giáp với khu vực quy hoạch, "cò đất" cũng lùng sục để tìm mua đất.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch đô thị sông Hồng: Thị trường diễn biến ra sao sau cơn sốt đất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới