Chủ nhật, 24/11/2024 10:02 (GMT+7)
Thứ sáu, 15/07/2022 08:55 (GMT+7)

Sổ đỏ thế chấp bị chuyển nhượng, phải làm thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Thế chấp Sổ đỏ để vay tiền là việc rất phổ biến nhưng nhiều người dân còn chưa nắm rõ quy định này. Để tránh tranh chấp và những rủi ro khác xảy ra người dân cần nắm rõ những quy định về thế chấp Sổ đỏ dưới đây.

Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.

Căn cứ Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Sổ đỏ thế chấp bị chuyển nhượng, phải làm thế nào? - Ảnh 1

Để tránh tranh chấp và những rủi ro khác xảy ra người dân cần nắm rõ những quy định về thế chấp Sổ đỏ. (Ảnh minh họa)

- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 có quy định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai (Văn phòng Đăng ký đất đai) và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về biện pháp bảo đảm, việc thế chấp tài sản phải lập bằng hợp đồng.

Theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Như vậy, việc gia đình bạn thế chấp quyền sử dụng đất mà không có hợp đồng công chứng, không đăng ký thế chấp với cơ quan Nhà nước thẩm quyền là không đúng theo quy định của pháp luật về thế chấp tài sản.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp bên nhận tài sản bảo đảm không trả lại tài sản thế chấp, gia đình bạn có thể khởi kiện ra tòa án. Khi khởi kiện bạn nộp kèm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Sổ đỏ thế chấp bị chuyển nhượng, phải làm thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới