Chủ nhật, 24/11/2024 03:55 (GMT+7)
Thứ ba, 12/04/2022 17:00 (GMT+7)

Tăng trần giá vé máy bay có gây thêm gánh nặng cho hành khách?

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa có đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương điều chỉnh mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa.

Đề xuất tăng giá trần khi nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đầu năm 2020, do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm sốc, nhu cầu tiêu thụ về nhiên liệu Jet A1 trên toàn cầu cũng giảm mạnh kéo giá đi xuống.

Khi thị trường bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục, từ tháng 5/2020 đến hết năm 2021, giá nhiên liệu Jet A1 có xu hướng tăng trở lại và tiệm cận lại mức giá giai đoạn năm 2018-2019.

Tăng trần giá vé máy bay có gây thêm gánh nặng cho hành khách? - Ảnh 1
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng trần vé máy bay.

Giai đoạn đầu năm 2022, do các bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới, giá nhiên liệu Jet A1 tăng cao đột biến. Thậm chí, cuối tháng 3/2022 khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.

Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố chi phí khác không có biến động thì chi phí nhiên liệu tháng 4/2022 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015.

Đánh giá mặc dù biến động chi phí Jet A1 hiện nay tác động làm tăng hơn 30% tổng chi phí của các hãng hàng không, song trong giai đoạn Chính phủ đang nỗ lực kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ về mức quy định thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).

Cụ thể, đường bay 500-850km tăng giá trần từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (2,27%); 850-1.000km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (3,58%); 1.000-1.280km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (6,25%); từ 1.280km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (6,67%).

“Qua một thời gian áp dụng, đặc biệt, trong bối cảnh các hãng hàng không liên tục chịu sức ép chi phí khi biến động giá Jet A1 tăng cao ngay sau khi chưa kịp phục hồi do dịch Covid-19, mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội cần được xem xét, điều chỉnh tăng cho phù hợp,” lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhận định.

Về phía hãng bay, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí nhiên liệu ước tính của Vietnam Airlines sẽ phải tăng thêm tới 5.200 tỷ đồng, Bamboo Airways tăng thêm khoảng 3.200 tỷ đồng và con số tương ứng của Vietravel Airlines là 310 tỷ đồng.

Thay đổi giá trần sẽ gây tác động nhiều mặt

Từng trao đổi với PV Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường về vấn đề này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban nghiên cứu khoa học ( Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam), nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, về lý thuyết, giá trần (đối với ngành nào đó) được Nhà nước tính toán đưa ra để các doanh nghiệp áp dụng trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Mức giá trần hiện nay (đối với ngành hàng không) đã được Nhà nước ban hành từ trước và đã xem xét tới những điều kiện cụ thể.

Bây giờ điều kiện đã thay đổi (Covid-19 chiến sự Nga - Ukraine ), Nhà nước có thể xét lại, ban hành giá trần mới là điều bình thường. Tuy nhiên, thay đổi giá trần có thể tăng giá vé máy bay cũng sẽ tác động nhiều mặt tới hoạt động kinh tế-xã hội, cần phải xem xét.

Tăng trần giá vé máy bay có gây thêm gánh nặng cho hành khách? - Ảnh 2

GS.TS Hoàng Xuân Cơ cũng cho rằng, việc tăng giá trần vé máy bay có thể làm giảm đáng kể nguồn thu của người dân, bây gờ giá vé xe, tàu, máy bay tăng cũng sẽ gây sức ép cho việc quyết định đi du lịch hay không. Vấn đề là chúng ta phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về các yếu tố kích cầu du lịch, đặc biệt là mong muốn, mức sẵn lòng chi trả (để có tour du lịch) ở mức nào khi giá cả tăng.

Những gì các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, các trang mạng và dư luận phản ảnh thì mặc dù giá có tăng nhưng vẫn có nhiều người đặt tour du lịch cả trong và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ, tăng phụ thu nhiên liệu, tăng giá các chặng bay chỉ là một trong những yếu tố gây thêm gánh nặng cho người hàng khách cũng như ảnh hưởng đến kích cầu du lịch nhưng ở mức nào thì cần được phân tích trả lời.

"Với riêng tôi, mong rằng ảnh hưởng này không lớn, không quá kéo dài và du lịch sẽ nhanh chóng sôi nổi, phát triển trở lại" - GS.TS Hoàng Xuân Cơ nói.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Tăng trần giá vé máy bay có gây thêm gánh nặng cho hành khách?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới