Chủ nhật, 24/11/2024 08:11 (GMT+7)
Thứ ba, 31/01/2023 14:30 (GMT+7)

Thị trường đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản làm ăn ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Bên cạnh loạt doanh nghiệp báo lãi như VIC, NVL, VRE, NLG, KDH…, thì nhiều ông lớn bất động sản báo lỗ trong quý 4/2022, điển hình như: CRE, KBC, LDG, HPX… Đa số không hoàn thành mục tiêu kinh doanh trong bối cảnh siết chặt tín dụng, trái phiếu.

VIC, VRE ngược dòng lãi lớn

Mới đây, Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022. Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn đạt 41.168 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Doanh thu bất động sản trong quý chủ yếu đến từ các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire.

Bên cạnh đó, các mảng hoạt động khác như cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục đều tăng so với cùng kỳ.

Trừ đi giá vốn, Vingroup lãi gộp 12.804 tỷ đồng, tăng 48% so với quý 4/2021. 

Thị trường đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản làm ăn ra sao? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Lũy kế cả năm 2022, VIC ghi nhận doanh thu thuần đạt 101.523 tỷ đồng, giảm 19% và lãi ròng 8.352 tỷ đồng, trái ngược với kết quả lỗ 2.514 tỷ đồng trong năm 2021.

Quý 4/2022 ghi nhận nhiều biến động của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) khi Tập đoàn này lên kế hoạch tái cấu trúc toàn diện để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ghi nhận, doanh thu trong kỳ thu về 3.244 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ quý 4/2021. Khấu trừ chi phí, NVL ghi nhận lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2022, NVL ghi nhận gần 11.152 tỷ đồng tổng doanh thu hợp nhất, giảm 25% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.221 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.930 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, NVL đạt 4.114 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hơn 2.293 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm 34% so với năm ngoái.

Quý IV/2022, CTCP Vincom Retail (mã: VRE) đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 2.084 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại ghi nhận doanh thu 1.906 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2021.

Với kết quả này, Vincom Retail ghi nhận 791 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong Quý IV, tăng hơn 549% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2022, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận sau thuế ở mức 37% doanh thu.

Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) cũng có doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ. Cụ thể, quý IV/2022 doanh thu thuần đạt 1.629 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế đạt gần 590 tỷ đồng, giảm 23% so với quý IV/2021.

Luỹ kế cả năm 2022, Nam Long thu về 4.339 tỷ đồng doanh thu, giảm 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 865 tỷ đồng, giảm 41% so với năm 2021. EPS cả năm 2022 đạt 1.339 đồng, giảm đáng kể so với con số 3.099 đồng của năm 2021.

Trong quý IV/2022, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) có doanh thu 1.234 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới 76% của doanh thu thuần khiến lãi gộp chỉ còn hơn 298 tỷ đồng, giảm 38,6% so với quý IV/2021.

Luỹ kế cả năm 2022, doanh thu thuần KDH đạt 2.912 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.081 tỷ đồng, giảm 10,2% so với năm 2021. Như vậy, KDH đứt nhịp tăng trưởng lợi nhuận liên tục từ 2014. So với kế hoạch năm 2022, KDH mới chỉ hoàn thành được 73% mục tiêu về doanh thu và 77% mục tiêu về lợi nhuận.

Kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ

BCTC hợp nhất quý 4/2022 ghi nhận, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, HoSE: CRE) có doanh thu thuần đạt 175 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận gộp CRE âm 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gộp 348 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm 14% xuống 36 tỷ đồng; chi phí tài chính cũng giảm 27% còn 34 tỷ đồng, toàn bộ là chi phí lãi vay.

Sau khi trừ đi các chi phí, CRE lỗ thuần 86 tỷ đồng trong khi quý 4/2021 lãi 162 tỷ đồng.

Kết quả, Cen Land báo lỗ sau thuế quý 4/2022 58,6 tỷ đồng, trái ngược với kết quả cùng kỳ năm 2021 lãi 122 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, CRE ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.491 tỷ đồng, giảm 38%; lãi sau thuế đạt 198 tỷ đồng, giảm 56% so với kết quả thực hiện năm ngoái.

Trong quý 4/2022, Công ty CP Đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG) đạt doanh thu gần 47 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khiến LDG lỗ sau thuế gần 39 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên LDG kinh doanh thua lỗ kể từ quý 3/2016.

Luỹ kế cả năm 2022, LDG đạt 276 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 4 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 16 đồng. Năm 2022, LDG đặt mục tiêu doanh thu là 2.337 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 LDG chỉ hoàn thành được 12% mục tiêu về doanh thu và 1,3% mục tiêu lợi nhuận.

Tương tự, Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX) có lợi nhuận chưa bằng một nửa so với năm 2021. Trong quý 4/2022, doanh thu thuần của Hải Phát giảm 16% so với cùng kỳ, còn 327 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hải Phát đã kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp hơn 34 tỷ đồng. Theo Hải Phát, nguyên nhân lỗ là do số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Dù lỗ gộp nhưng nhờ doanh thu tài chính từ việc bán các khoản đầu tư, cộng với các chi phí phát sinh trong kỳ cũng giảm mạnh, HPX vẫn lãi ròng hơn 18 tỷ đồng trong quý cuối năm, giảm 87% so với cùng kỳ 2021.

Lũy kế cả năm 2022, lãi ròng của HPX giảm 51% so với năm trước, ghi nhận gần 141 tỷ đồng. Như vậy, HPX chỉ thực hiện được gần 61% mục tiêu doanh thu và hơn 31% mục tiêu lợi nhuận. Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm 2022 giảm 7%, còn 5.640 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn.

Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khó khăn về thanh khoản trong nhiều tháng qua là minh chứng cho thấy thị trường BĐS cần một cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ.

“ Những năm 2020, 2021 nền kinh tế rất khó khăn, giá bất động sản vẫn tăng mạnh. Còn trong năm 2022, các doanh nghiệp cho rằng, thanh khoản giảm nhưng giá vẫn tăng liên tục. Chính điều này tạo nên sự bất thường đối với thị trường bất động sản. Do đó, việc tái thiết lại thị trường bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn. Quá trình tái cấu trúc để tránh nguy cơ bong bóng bất động sản có thể hình thành, đảm bảo sự phát triển phân khúc nhà ở xã hội nhà ở giá rẻ, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Minh Anh 

Bạn đang đọc bài viết Thị trường đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản làm ăn ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới