Chủ nhật, 24/11/2024 06:49 (GMT+7)
Thứ năm, 23/07/2020 11:41 (GMT+7)

Thiên tai dị thường gia tăng là hậu quả của biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

“Những hiện tượng dị thường là hậu quả của biến đổi khí hậu xảy ra còn nhanh hơn cả những kịch bản mới nhất mà quốc tế và Việt Nam dự báo”, đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị tăng cường công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung Bộ ngày 22/7 vừa qua.

Thiên tai dị thường gia tăng là hậu quả của biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Cảnh đồng ruộng khô nứt nẻ ở Nghi Lộc, Nghệ An.

Hạn hán kỷ lục ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ

Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ ghi nhận, từ đầu năm toàn vùng chịu ảnh hưởng của 7 đợt nắng nóng, trong đó riêng tháng 5/2020 đến nay có đến 5 đợt nắng nóng trên diện rộng, hiện đợt nóng từ ngày 16/6 vẫn đang tiếp diễn.

Lượng mưa tích lũy từ đầu năm đến nay phổ biến từ 200 - 500 mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ 30-60%; riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình thấp hơn 80%. Đây là đợt nắng nóng kéo dài nhất kể từ năm 1971.

Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đợt hạn hán đang xảy ra ở Nghệ An là đợt hạn kỷ lục, nặng nhất trong gần 50 năm qua. Hơn 70 ngày không có mưa khiến Nghệ An thiếu nước tương đối lớn.

Nắng lớn liên tục kéo theo lượng mưa tiểu mãn không đáng kể gây thiếu hụt trầm trọng nguồn nước, toàn vùng hiện có khoảng 8.200 hecta lúa bị ảnh hưởng nặng. Trong đó, 26.000 hecta lúa ở Bắc Trung Bộ hạn nặng, có nguy cơ mất trắng một nửa nếu một tuần nữa không có mưa.

Hiện nay, có khoảng 46.600 hộ dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó Quảng Trị là tỉnh có số hộ bị ảnh hưởng cao nhất (khoảng 30.000 hộ). Tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài cũng đã làm phát sinh 48 vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến gần 194 hecta rừng.

Các địa phương đã chủ động rà soát diện tích có nguy cơ để chuyển đổi sang cây trồng cạn (rau, màu, dược liệu, cây ăn quả…) nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi trong vụ hè thu, mùa khoảng 5.319 hecta (Thanh Hóa gần 3.000 hecta, Nghệ An khoảng 1.740 hecta, Quảng Trị gần 200 hecta…).

Thiên tai dị thường gia tăng là hậu quả của biến đổi khí hậu - Ảnh 2
Nghệ An đang hứng chịu đợt nắng hạn kỷ lục trong gần 50 năm qua. (Ảnh: VTC News)

Khẩn cấp cứu lúa

Nhấn mạnh việc các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đang chịu hậu quả nặng nề từ nắng nóng, hạn hán; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tác động của biến đổi khí hậu diễn ra rất gay gắt, thậm chí những hiện tượng dị thường là hậu quả của biến đổi khí hậu xảy ra còn nhanh hơn cả những kịch bản mới nhất mà quốc tế và Việt Nam dự báo.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các tỉnh Bắc Trung Bộ nghiên cứu kỹ để điều tiết hiệu quả dung tích nước đang còn trong các hồ chứa. Tập trung bơm cưỡng bức với tất cả các loại công suất để hỗ trợ cho được 26.000 hecta lúa bị hạn; áp dụng quy trình tưới luân phiên.

Với vụ hè - thu, Bộ trưởng đề nghị quán triệt phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Bên cạnh đó, toàn vùng còn 46.600 hộ thiếu nước nên cần thực hiện các giải pháp cung cấp nước để không hộ nào thiếu nước sinh hoạt.

Thiên tai dị thường gia tăng là hậu quả của biến đổi khí hậu - Ảnh 3
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý các tỉnh trong khu vực cần rà soát tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng, không để nguy cơ rủi ro. Các địa phương phải rất chú ý đến vùng sinh thủy rừng vì đây là vùng sinh nước, ngậm nước, giữ nước.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương rà soát lại toàn bộ các thiết chế hạ tầng lớn, nhất là các hồ chứa nước. Đánh giá, tính toán lại phương án trị thủy các dòng sông một cách hiệu quả hơn…

Bộ trưởng yêu cầu sau Hội nghị, 6 tỉnh tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả, “biến nguy thành cơ”, hạn chế thấp nhất các thiệt hại.

Khẩn trương hỗ trợ nhân dân Nghệ An, Thanh Hóa chống hạn

Tại Công văn số 5890/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ nhân dân tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa phòng, chống hạn.

Theo đó, vừa qua, báo chí phản ánh về đợt nắng nóng kéo dài đã và đang khiến nông dân Nghệ An, Thanh Hóa lao đao. Tại Thanh Hóa có 241 trong tổng số 610 hồ chứa nước dưới mực nước chết, trong đó nhiều hồ đã cạn kiệt nước, khoảng 7.500 hecta lúa đang thiếu nước dưỡng; tại Nghệ An có hơn 8.000 hecta lúa bị hạn, trong đó gần 2.000 hecta lúa đã chết khô.

Mai Anh

Bạn đang đọc bài viết Thiên tai dị thường gia tăng là hậu quả của biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới