Thứ bảy, 05/04/2025 15:53 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/04/2025 09:22 (GMT+7)

Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững

Theo dõi KTMT trên

Bộ Công Thương đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững, hiện đại, nâng cao sức mua của nền kinh tế và kích thích tiêu dùng nội địa.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Để phấn đấu đạt được mục tiêu Chính phủ giao về tăng trưởng thị trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng tiếp tục tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp (đã nêu tại Chỉ thị số 05/CT-TTg, Công điện số 02/CĐ-TTg) đồng thời phấn đấu đạt mức tăng trưởng cụ thể:

Theo đó, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở mức 18%; Hải Phòng 18%; Hải Dương 18%; Hưng Yên 12%; Quảng Ninh 20%; TP Hồ Chí Minh 18%; Đà Nẵng 18%...

Chỉ thị đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững, hiện đại, nâng cao sức mua của nền kinh tế và kích thích tiêu dùng nội địa, đặc biệt chú trọng ổn định chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hóa. Điểm nhấn là tiếp tục triển khai mạnh mẽ Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa giữa các địa phương, ngành hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương, doanh nghiệp triển khai đa dạng chương trình kích cầu: tổ chức hội chợ, triển lãm, Tuần hàng Việt tại nước ngoài, tăng cường các kênh phân phối hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng từ sản xuất tới tiêu dùng.

Chỉ thị cũng nêu rõ: ưu tiên thúc đẩy hàng hóa sản xuất trong nước, nhất là hàng nông sản, đặc sản vùng miền, hàng hóa từ các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Song song đó, các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước sẽ được đẩy mạnh thông qua thương mại điện tử, logistics hiện đại, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường, gia tăng độ phủ thương hiệu hàng Việt.

Việc kết nối giữa nhà sản xuất và các hệ thống phân phối hiện đại được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm. Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cụ thể tới các sở, ban ngành địa phương, các hiệp hội ngành hàng để triển khai đồng bộ.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu tăng cường vai trò của truyền thông, báo chí, tạo sức lan tỏa cho các chương trình, chính sách kích cầu, đồng thời nâng cao nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm nội địa. Các cơ quan truyền thông được đề nghị phối hợp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, cổ vũ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu Việt trên nền tảng giá trị bền vững.

MT

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan mới từ Mỹ
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2025 vào chiều ngày 4/4, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) đã nêu loạt giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp “trụ vững” trước làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.

Tin mới