Chủ nhật, 24/11/2024 15:55 (GMT+7)
Quý I/2021, GDP của cả nước ước tăng 4,48%
Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2021 do Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 29/3, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.
Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng
Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỉ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỉ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỉ USD.
Nỗ lực tăng tốc trên 'đường cao tốc' EVFTA
Sau khi 100% số đại biểu bấm nút tán thành, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu - EU (gọi tắt là EVFTA) đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ chín khóa XIV. Từ nay đến thời điểm Hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/8 tới không còn nhiều thời gian, áp lực cải cách để bắt kịp cơ hội từ EVFTA, đang ngày càng lớn. Bài toán đổi mới sẽ còn phải tính đến một biến số khó lường - thương mại thế giới sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch Covid-19?
Thương mại hàng hóa xuất siêu đạt 1,9 tỉ USD
Ngày 29/5, Tổng cục Thống kê cho biết, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của nước ta gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng tiếp tục có mức xuất siêu 1,9 tỉ USD.
Thức tỉnh trước thiên tai
Ba tháng đầu năm 2020, thiệt hại do thiên tai trên cả nước cao gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2019. Con số này thực sự đáng lo ngại nhất là trong bối cảnh toàn xã hội đang căng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 hành hoành.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá so với khu vực và quốc tế
Bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - xã hội quý I - 2020 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động đến hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục được duy trì, nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê để làm rõ hơn vấn đề này.
Quyết liệt kéo giảm, bình ổn giá thịt lợn
Từ năm 2019 đến nay, số lượng đàn lợn trong nước giảm mạnh do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) làm nguồn cung sụt giảm, giá thịt lợn luôn bị “neo” ở mức cao, dẫn đến ảnh hưởng đời sống người dân, góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trước tình hình đó, vừa qua, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã họp với một số bộ, ngành, cơ quan để tìm giải pháp kéo giảm, bình ổn giá thịt lợn trong thời gian tới.