Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Trong đó, riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến đề xuất đầu tư giai đoạn phân kỳ của 7 tuyến cao tốc.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần quyết tâm giải ngân hết vốn đầu tư công năm nay và yêu cầu các địa phương coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long quyết liệt thúc đẩy triển khai mọi giải pháp để tăng trưởng kinh tế không thấp hơn mức trung bình cả nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.
Sáng nay, 16/7, chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải giải quyết cho được “3 cái đọng”, “không để tình trạng biết rồi nói mãi, cứ để năm này sang năm khác như thế”. “Anh không làm thì phải có biện pháp với anh, chứ không làm, biết đó mà không xử lý là làm sao?”
Chính phủ cho rằng, việc chuyển đổi 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công sẽ đạt “mục tiêu kép”. Khi các dự án này đã xong 74% mặt bằng, có thể khởi công ngay trong tháng 9 tới, đồng thời, đảm bảo dùng vốn ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng đó, chuyển sang đầu tư công cũng giúp các dự án khả thi hơn, trong bối cảnh tín dụng ngân hàng cho đầu tư BOT giao thông đã tới ngưỡng giới hạn, khó huy động thêm.
Giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ được xem là một trong những giải pháp tích cực có thể giúp khôi phục sự phát triển của nền kinh tế hậu Covid-19.
Để tháo gỡ vướng mắc cho các Bộ, ngành và địa phương khi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quy hoạch sử dụng vốn đầu tư công theo các quy định mới, Bộ Tài chính đã chủ động kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán cho các dự án này.
Dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên và Bến Thành – Tham Lương vẫn gặp khó khăn, chưa được thông qua điều chỉnh tổng mức đầu tư để thực hiện giải ngân vốn.