Việc tăng giá dịch vụ nhằm hạn chế mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Mức phí sẽ được tính theo khối lượng, hoặc thể tích chất thải của mỗi hộ gia đình.
Rác chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Tuyên truyền về lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này.
Theo tính toán, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay mỗi năm Hà Nội tăng khoảng 5% khối lượng rác thải. Với tỉ lệ thu gom đạt 100% thì đến năm 2025, khối lượng rác cần xử lý ở Thủ đô là khoảng 8.500 tấn/ngày.
Theo kết quả thanh tra của Bộ TN&MT, Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa không đảm bảo các yêu cầu về môi trường, đồng thời chưa thực hiện các yêu cầu tại kết luận thanh tra.
Dù được coi là một trong những “ông trùm” thu gom rác của Hà Nội, tuy nhiên, quá trình xử lý rác thải, Công ty Minh Quân nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội đã từng để lại nhiều tai tiếng.
Qua thời gian vận hành, các nhà máy rác Hà Nội đã bộc lộ một số nhược điểm, việc lựa chọn công nghệ chưa hợp lý, qua thời gian sử dụng bị xuống cấp, không đảm bảo công suất thiết kế nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu xử lý rác của thành phố.
UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 5148/UBND-ĐT chỉ đạo khẩn khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo công tác vận hành an toàn bãi rác lớn nhất Thủ đô trong thời gian tới.
Sau nhiều lần đối thoại, hứa giải quyết, mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ chính là nguồn cơn khiến người dân lại một lần nữa ra đường chặn xe vào bãi rác Nam Sơn.
Để giải quyết các bức xúc do chôn lấp rác thải gây ra, điện rác được tìm đến như một câu trả lời. Song, chuyên gia nhìn nhận câu chuyện không đơn giản như vậy.
Câu chuyện người dân chặn xe vận chuyển vào bãi rác Nam Sơn tại Hà Nội vừa qua thể hiện nhiều bất cập trong xử lý rác thải hiện nay về quy hoạch, phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải… Đây là những tồn tại lớn khiến bài toán xử lý rác thải sinh hoạt khó giải tại nhiều địa phương.