Chủ nhật, 24/11/2024 11:24 (GMT+7)
Thứ ba, 22/02/2022 11:00 (GMT+7)

5 sai lầm thường gặp khi tự điều trị Covid-19 tại nhà

Theo dõi KTMT trên

Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trên cả nước đang tăng cao, theo đó số ca F0 điều trị tại nhà cũng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng những phương pháp chăm sóc, điều trị chưa đúng khiến bệnh không thuyên giảm mà còn nặng thêm.

Sai lầm F0 thường mắc phải

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng cho biết, trong thời gian tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà, có rất nhiều điều mà các F0 và người nhà F0 có những phương pháp chăm sóc, điều trị chưa đúng. Cụ thể:

Xông hơi, đánh gió quá nhiều lần mỗi ngày

Xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

Chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn 1 lần mỗi ngày.

Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B, và cũng chỉ nên xông mỗi ngày 1 lần.

5 sai lầm thường gặp khi tự điều trị Covid-19 tại nhà - Ảnh 1
5 sai lầm khi F0 tự điều trị tại nhà thường gặp. (Ảnh minh họa)

Dùng kháng viêm corticoid trong những ngày đầu, khi SpO2 còn trên 95%

Rất nhiều F0 dùng methylprednisolon (4 hoặc 16mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng.

Kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch, khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, thì lại đưa corticoid vào, ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khác gì tiếp tay cho virus tấn công.

Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: Chống chỉ định dùng corticoid!

Dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm

Khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng, chống lây nhiễm tốt.

Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý.

Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả.

Thay vì tiền mất tật mang, chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.

Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

Cái gì nhiều quá đều không tốt. Hiện tại, có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, vitamin D liều cao có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

Nếu chỉ cần cung cấp thật nhiều kẽm hay vitamin C, vitamin D mà giúp nhanh khỏi bệnh thì nhân loại đã chẳng phải đau đầu tìm ra đủ loại thuốc để trị Covid-19.

Khá nhiều bà mẹ khi gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con mình, có tới 3-4 loại có vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm.

Mỗi ngày chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt.

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, các bạn có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

Sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn

Hiện nay, có một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng gì với virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm phế quản, viêm xoang... thì cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.

Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Kháng sinh thì có nhiều loại, tuy nhiên các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chỉ yếu 3 nhóm. Các bạn muốn biết thì chỉ cần nhìn trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ có kèm theo số mg hàm lượng.

+ Nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine...

+ Nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime...

+ Nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine...

Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.

Do đó, F0 cần phải có sự tư vấn của bác sĩ trong việc dùng thuốc kháng sinh hay không.

Những trường hợp nào được xem là F0?

- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Sars-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

- Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus Sars-CoV-2.

- Là người có biểu hiện lâm sàng nghĩ mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus Sars-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần một với virus Sars-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus Sars-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Tiêu chí để F0 cách ly tại nhà

F0 cần hội đủ 2 tiêu chí lâm sàng gồm:

- Không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: Spo2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

- Độ tuổi từ 1 đến 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì. Đối với những trường hợp không thỏa điều kiện này, vẫn có thể xem xét tại nhà nếu có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 1 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 đầu tiên.

- Có khả năng tự chăm sóc: Người F0 có thể tự chăm sóc bản thân như: ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...; biết cách đo thân nhiệt; có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.

- Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...).

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 5 sai lầm thường gặp khi tự điều trị Covid-19 tại nhà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới