Chủ nhật, 24/11/2024 07:38 (GMT+7)
Thứ bảy, 16/04/2022 15:00 (GMT+7)

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước giai đoạn 2021- 2030

Theo dõi KTMT trên

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã có văn bản gửi các ban ngành về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng bảo vệ vùng nước ngập

Thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong giai đoạn 2021- 2030; UBND tỉnh BR-VT đã đưa ra những chỉ thị thực hiện liên quan đến vấn đề này.

Liên quan đến các nội dung về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, UBND tỉnh BR-VT đã xác định nhiệm vụ cụ thể của các sở ban ngành địa phương tại Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về ban hành Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh BR-VT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Do đó, đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo Quyết định số 3792/QĐ-UBND.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước giai đoạn 2021- 2030 - Ảnh 1
Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng phát triển vùng nước ngập tại Côn Đảo.

Đồng thời, giao cho các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thống kê, kiểm kê, phân loại các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý theo pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đề xuất danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng của địa phương (theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và các quy định liên quan).

Vườn Quốc gia Côn Đảo hiện có 14 nghìn ha đất ngập nước với các hệ sinh thái là rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển. Trong đó, hệ sinh thái thảm cỏ biển với diện tích khoảng 1.000 ha và hệ sinh thái rạn san hô với diện tích 1.800 ha. Đến nay, ghi nhận 1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển… Bên cạnh đó, vùng biển Côn Đảo còn là nơi phân bố phong phú của rùa biển. Trung bình mỗi năm có 507 cá thể rùa mẹ lên bãi biển Côn Đảo đẻ trứng và có khoảng 110.651 cá thể rùa con được thả về biển.

Giao nhiệm vụ cho Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo Nghiên cứu, tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo và Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích trong quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phải có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan; các cơ quan, đơn vị nêu trên có trách nhiệm định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg, tỉnh sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức đánh giá, báo cáo việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Phát triển bền vững

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các vùng đất ngập nước chủ yếu tập trung ở Vườn Quốc gia Côn Đảo, rừng ngập mặn ở Long Sơn, TP. Vũng Tàu và các ao đầm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu… Các vùng đất ngập nước này có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm.

Sở TN&MT tỉnh BR-VT cho rằng, các vùng đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Đất ngập nước giúp bảo vệ, giảm thiểu tác động của bão, nhất là các hệ sinh thái rừng ngập mặn, là tấm chắn bảo vệ vùng ven biển. Đồng thời, các đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm, hỗ trợ phát triển kinh tế từ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước giai đoạn 2021- 2030 - Ảnh 2
Vùng ngập nước tại Long Sơn - TP. Vũng Tàu

Bên cạnh đó, vùng đất ngập nước cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhành du lịch trong thời gian qua. Các dự án du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường tại các vùng đất ngập nước cũng nhận được nhiều sự quan tâm của du khách thích trải nghiêm, khám phá. Chính vì vậy, tỉnh BR- VT coi việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là một trong những mục tiêu quan trọng.

Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có rừng nguyên sinh với hệ động - thực vật phong phú đa dạng. Đơn cử như Vườn Quốc gia Côn Đảo với diện tích gần 20 nghìn ha. Trong đó, hợp phần rừng bảo tồn là gần 6 nghìn ha, phần còn lại là hợp phần bảo tồn biển. Nơi đây có hệ sinh thái điển hình của một vùng biển nhiệt đới và là sinh cảnh của nhiều loài động thực vật đặc hữu của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới.

“ Để phát huy giá trị các vùng đất ngập nước, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phục hồi các vùng đất ngập nước như: trồng rừng ngập mặn; lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn Quốc gia Côn Đảo; đồng thời, triển khai dự án di dời, cứu hộ trứng và rùa con để phục hồi quần thể rùa biển tại Côn Đảo trước tác động của nhiệt độ tăng, triều cường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu (BĐKH); quan trắc môi trường nước biển định kỳ; tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…”, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh BR- VT cho hay.

Huỳnh Mai

Bạn đang đọc bài viết Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước giai đoạn 2021- 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới