Những năm qua, vùng đất Hồ Tràm (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã "cất cánh" và trở thành điểm đến của nhiều đại gia bất động sản du lịch, những nhà đầu tư thông minh.
Vị trí đắc địa, thiên nhiên tươi đẹp, bãi biển hoang sơ, văn hóa đặc sắc… là những yếu tố khiến cho khu vực Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút rất nhiều nhà đầu tư hàng đầu triển khai các dự án resort cao cấp.
Những năm qua, vùng đất Hồ Tràm (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã "cất cánh" và trở thành điểm đến của nhiều đại gia bất động sản du lịch, những nhà đầu tư thông minh trong đó có các dự án như NovaWorld Ho Tram; KDL Hải Thuận, Vietsovpetro Resort , The Grand Hồ Tràm Strip.
Du lịch "cất cánh" nhờ giao thông kết nối
Tại hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM tổ chức, tất cả các chuyên gia về kinh tế đều khẳng định: Hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng đặc biệt để vùng phát huy hết các tiềm năng, lợi thế.
Do đó, các chuyên gia đề nghị phải có cơ chế "đi trước" cũng như những cơ chế đặc biệt trong đầu tư hạ tầng giao thông liên kết vùng. Đó là thành lập Hội đồng vùng, có "nhạc trưởng" chỉ huy; thành lập Quỹ đầu tư vùng; được để lại phần thu ngân sách vượt kế hoạch để đầu tư cho giao thông cũng như các chính sách về hợp tác "công - tư" phải rõ ràng.
Bình đồ đường ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu và các con đường nối ngang vào đường này. (Ảnh: Đông Hà)
Hồ Tràm - Xuyên Mộc nằm trên đường ven biển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là khu vực có bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phát triển sôi động nhất trong chục năm qua. Đó là nhờ vào con đường ven biển của tỉnh này được kết nối trực tiếp với các con đường lớn như QL51, QL56, QL55 hay thông qua các tỉnh lộ. Giao thông được kết nối đã là cú hích mạnh mẽ cho Hồ Tràm "cất cánh" khởi sắc với nhiều dự án nghỉ dưỡng, du lịch quy mô lớn hình thành và đi vào hoạt động. Hồ Tràm đã trở thành một khu vực du lịch đẳng cấp cao, khác hẳn với du lịch bình dân, truyền thống ở Vũng Tàu.
Cụ thể, doanh thu về du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc năm 2019 đạt gần 2.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm 2018. Tết Canh Thân năm 2020, huyện này cũng đón gần 1,5 triệu lượt khách, tăng gần 15% so với cùng kỳ.
Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng trong tháng 7, tỉnh đón 1.738 triệu lượt khách, tăng hơn 15%; tổng doanh thu du lịch đạt 1.675 tỉ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng của bất động sản du lịch
Theo các chuyên gia, Hồ Tràm sẽ còn "cất cánh" phát triển mạnh mẽ và bền vững. Nhất là khi hạ tầng giao thông trong vùng được đầu tư lớn.
Tại hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ", ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng bộ GTVT khẳng định: Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục và tích cực hơn nữa làm "cầu nối" cho các dự án kết nối giữa các địa phương và kết nối vùng Đông Nam Bộ.
Theo đó, Bộ GTVT và 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai sẽ phối hợp chặt chẽ để cố gắng đến quý IV-2021, khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cùng với đó, cũng sẽ khởi công đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch vào thời gian trên. Đồng thời, phối hợp với TP.HCM sớm thông qua chủ trương đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Đối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang nghiên cứu mở rộng từ 6 làn lên 8-10 làn xe.
Cũng tại hội thảo, ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sắp tới, việc phân bổ vốn đầu tư công trong hạ tầng giao thông sẽ có "trọng tâm, trọng điểm", trong đó, các công trình giao thông trong vùng Đông Nam Bộ sẽ được ưu tiên.
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, sau hơn 15 năm đưa vào sử dụng, hiện đường ven biển của tỉnh này đã có dấu hiệu quá tải, nhất là vào những dịp cuối tuần, lễ tết. Do đó, mới đây, một công ty tư vấn đã đề trình lên chính quyền tỉnh này đề xuất mở rộng, nâng cấp đường ven biển. Mục tiêu là để phát huy kết nối du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế du lịch.
Đáng chú ý, công ty tư vấn đề xuất: trong tương lai, con đường ven biển hiện hữu cần phải được nối vào đường Trường Sa (TP Vũng Tàu) để di qua Gò Găng, Long Sơn đến các khu công nghiệp dầu khí, và nối thẳng đến khu cảng Cái Mép - Thị Vải. Nếu có đường ven biển kết nối từ Cái Mép - Thị Vải, qua Vũng Tàu sang các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và kết nối với QL51, QL55, trong tương lai là với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tạo thành chuỗi liên kết cảng - khu công nghiệp - khu du lịch.
Ngoài ra con đường 765 kết nối theo trục dọc từ đường ven biển đoạn thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) qua Châu Đức kết nối với tỉnh Đồng Nai ra Quốc lộ 1 cũng đã hoàn thành. Như vậy, từ Đồng Nai có thể đi thẳng đến Hồ Tràm bằng con đường này mà không phải qua QL51.
Bãi biển Hồ Tràm hấp dẫn du khách.
Tại Bình Thuận, ngày 25 -11, đã bắt đầu thi công hai tuyến đường ven biển ĐT 719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà và đường ĐT 719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện. Đây là hai con đường có tính kết nối mạnh mẽ với đường ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hai con đường này không chỉ kết nối các khu du lịch ven biển của tỉnh Bình Thuận với nhau mà kết nối cao tốc Bắc Nam, Quốc lộ 1A với đường ven biển. Đặc biệt, hai con đường này đều nối Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu để sang Hồ Tràm, Xuyên Mộc.
Thiên nhiên Hồ Tràm
Hồ Tràm có 30 km đường bờ biển trải dài với bãi cát trắng mịn và khí hậu nắng ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình 25-30 độ C. Đến với biển Hồ Tràm, du khách có nhiều lựa chọn như: lướt sóng, tắm biển, picnic hay dạo bộ.
Hồ Tràm còn có rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu rộng hơn 11 ha, với hơn 600 loài thực vật và gần 180 loài động vật. Đây là một trong những rừng nguyên sinh ven biển tương đối nguyên vẹn hiếm hoi.
Hồ Tràm còn có suối khoáng nóng Bình Châu, với 70 điểm phun nước lộ thiên có nhiệt độ ở mức 64-84 độ C. Nước suối ở đây chứa nhiều thành phần hóa học giúp điều trị một số bệnh như cổ trướng, nhiễm độc mạn tính, tim mạch và có giá trị phục hồi sức khoẻ, làm đẹp.
Theo báo cáo của Savills Hotels, Hồ Tràm đứng đầu về tỷ trọng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng hoạt động trở lại sau khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được khống chế cơ bản. Công suất cho thuê, tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn, resort trong khu vực trên 80%, riêng loại hình lưu trú cao cấp luôn đạt 100% công suất thuê cuối tuần.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và phát động phong trào xây dựng văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh.
Nghị định 85/2025/NĐ-CP cho phép người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự phê duyệt dự án đầu tư công sử dụng vốn hợp pháp của đơn vị, và hướng dẫn cụ thể các trường hợp được dừng chương trình, dự án đầu tư công
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, đã có buổi tiếp và làm việc với bà Lưu Văn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CMC JD Limited – để trao đổi về đề xuất xây dựng Cụm công nghiệp Cao Minh tại thành phố Phúc Yên.
Tính đến trưa 21/4, giá vàng SJC tăng 4 triệu đồng/ lượng so với phiên trước đó. Giá vàng thế giới quy đổi ở mức 106 triệu đồng/ lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng.
30 công trình, kiến trúc vừa được ban tổ chức Top 10 Awards 2024 tại vườn hoa Diên Hồng. Nơi đây cũng diễn ra triển lãm Top 10 Pavilion 2024, với trung tâm là mái vòm làm từ giấy dó và túi ni lông.
Thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh, bước đầu đã mang được hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức chương trình "Về nguồn" tại tỉnh Thái Nguyên, sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023).
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh 394B và thông xe kỹ thuật Dự án đường trục Đông - Tây. Đây là sự kiện quan trọng chào mừng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Dự kiến sau sáp nhập, UBND cấp xã sẽ có tối đa 4 phòng, ban, HĐND cấp xã có 2 ban. Chức danh lãnh đạo có 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch UBND và các trưởng phòng.
Bước vào đầu mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tại TP.HCM đã tăng vọt khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết oi bức, kéo theo việc sử dụng máy lạnh ở mức cao nhất trong năm.