Được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1999, Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) đóng vai trò là đầu mối xử lý rác lớn nhất Thủ đô. Sau hơn 20 năm hoạt động, bãi rác Nam Sơn đã rơi vào tình trạng quá tải.
Từ 2h đến 5h hằng ngày, tại bãi rác Nam Sơn có khoảng 300 người dân ở 3 xã kể trên và một số người dân ở Thái Nguyên đến tìm, bới, thu nhặt rác, phế liệu...
Để khử mùi bãi rác Nam Sơn, từ ngày 23/10 đến đầu tháng 11, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội đã phun 255 lít thuốc ruồi; 126 lít chế phẩm khử mùi; che phủ bạt gần 17.000m2 tại các ô chứa rác.
Trong vòng 4 năm, người dân quanh khu vực Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) của Thủ đô Hà Nội đã chặn xe không cho vào đổ rác tới… 15 lần. ‘Chúng tôi không muốn làm vậy, nhưng đó là cách duy nhất để chúng tôi được lắng nghe'.
Chiều ngày 30/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn để ghi nhận giải quyết kiến nghị của người dân, liên quan đến Khu xử lý rác thải Nam Sơn.
UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 5148/UBND-ĐT chỉ đạo khẩn khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo công tác vận hành an toàn bãi rác lớn nhất Thủ đô trong thời gian tới.
Mặc dù bãi rác Nam Sơn đã hoạt động bình thường trở lại, nhưng nỗi lo khủng hoảng rác thải vẫn hiện hữu khi việc cốt lõi là đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền lợi cho người dân vẫn chưa thể giải quyết.
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Hà Nội, đến 20h ngày 26/10, công tác tiếp nhận rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) đã bình thường trở lại sau 3 ngày ngừng hoạt động.
Theo thống kê của Urenco, tính từ đêm 25/10 đến nay, các đơn vị thu gom rác trực thuộc đơn vị đã thực hiện vận chuyển được 1.666 tấn. Khối lượng rác thải còn tồn trên địa bàn 4 quận trung tâm Hà Nội ước tính khoảng 1.600 tấn.
Trên thực tế, những vướng mắc trong việc thanh toán, chi trả tiền đền bù cho người dân ở khu vực gần bãi rác Nam Sơn đã kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết triệt để.
Trước những vấn đề phức tạp xảy ra tại bãi rác Nam Sơn, chiều ngày 25/10, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã triệu tập cuộc họp với sự góp mặt của các lãnh đạo sở, ngành và địa phương để xử lý sự việc.
Sau nhiều lần đối thoại, hứa giải quyết, mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ chính là nguồn cơn khiến người dân lại một lần nữa ra đường chặn xe vào bãi rác Nam Sơn.
Việc nhiều người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn lập chốt chặn xe vận chuyển rác vào Khu Liên hợp xử lý rác Nam Sơn đã dẫn đến tình trạng rác thải ùn ứ tại nhiều đường phố Hà Nội.
Liên quan đến việc người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lập chốt chặn xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, thành phố đã khẩn cấp lên phương án lưu trữ rác tạm thời.
Rác sẽ đổ về đâu khi các bãi chứa rác đều đã, đang quá tải? Trong khi đó, các nhà máy xử lý rác vẫn đang còn nằm trên giấy hoặc chậm triển khai. Thực trạng này đang đẩy Hà Nội tới nguy cơ ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng.
Theo báo cáo năm 2019 của Ban Đô thị UBND TP.Hà Nội, 2 bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn đã bị quá tải, nếu Hà Nội không có giải pháp công nghệ thay thế thì đến hết năm 2020 sẽ phải đóng bãi. Vậy Hà Nội đã, đang và sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hà Nội đang đầu tư nhà máy đốt phát điện ngay tại Nam Sơn với công suất 4.000 tấn rác/ngày đêm. Đây là giải pháp cấp bách được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm rác thải hiện nay.
Để giải quyết các bức xúc do chôn lấp rác thải gây ra, điện rác được tìm đến như một câu trả lời. Song, chuyên gia nhìn nhận câu chuyện không đơn giản như vậy.