Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh đang tan chảy với tốc độ kỷ lục khiến mực nước biển dâng cao. Cũng vì ảnh hưởng lớn, nhiều người đặt cho Thwaites biệt danh "sông băng ngày tận thế".
Trái Đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nếu sự phát thải không được kiểm soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ Trái Đất có thể tăng quá 4,5 độ C, khiến những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt với tần suất nhiều hơn.
Biến đổi khí hậu là vấn đề được toàn thế giới đặc biệt quan tâm, với những diễn biến phức tạp và khó lường. Sự biến đổi ngày càng nghiêm trọng đã khiến các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đặc biệt chú ý đến hiện tượng El-Nino.
Với tốc độ gia tăng khí thải carbon ngày càng cao và biến đổi khí hậu hiện nay làm băng trên biển tan nhanh hơn, khiến 98% số chim cánh cụt Hoàng đế có nguy cơ biến mất vào năm 2100.
Ngày 2/9, các nhà khoa học công bố lớp băng ở Biển Bering trong mùa đông năm 2018 và 2019 đạt mức thấp chưa từng thấy trong hàng nghìn năm, làm tăng thêm lo ngại về tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science Advances.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change, các nhà khoa học ước tính với tốc độ biến đổi khí hậu và băng tan như hiện tại, đến năm 2035, vùng biển Bắc Băng Dương nhiều khả năng sẽ không còn băng vào mùa Hè.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các khối băng mất đi tại Greenland và Nam Cực đã tăng gấp 6 lần từ 81 tỷ tấn lên mức 475 tỉ tấn mỗi năm trong chưa đầy ba thập kỷ qua.
Với tốc độ tan nhanh như hiện nay khoảng 11 tỉ tấn/ngày, các nhà khoa học lo ngại chẳng mấy chốc đảo quốc bắc cực Greenland sẽ tan chảy hết. Mực nước biển có thể tăng lên 6,5m, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất sẽ bị xoá sổ.